Sau 5 năm triển khai, CVĐ đã thu được nhiều thành công. Nhận thức của người tiêu dùng đã có sự thay đổi, tâm lý sính hàng ngoại giảm đáng kể, nhu cầu mua sắm và sử dụng hàng Việt tăng cao.
Ngoài những hiệu quả trong công tác truyền thông, kết quả này có được còn nhờ sự nỗ lực lớn của các DN sản xuất trong việc chinh phục thị trường nội địa. Các DN đã quan tâm nhiều hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là trong các ngành hàng như: dệt may, chăm sóc sức khỏe, ăn uống… Với chất lượng tốt, giá cả phải chăng, hàng Việt ngày càng có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Nhiều sản phẩm như dầu ăn, sữa, xăng dầu, săm lốp… đã chiếm lĩnh tốt thị trường nội địa, tỷ lệ ngày một tăng cao.
Có ý kiến cho rằng, vẫn có sự chênh lệch giữa hàng sản xuất trong nước và hàng xuất khẩu, cùng một sản phẩm nhưng hàng xuất khẩu thường là hàng loại 1, hàng trong nước chỉ là loại 2, loại 3. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Điều này cũng có cơ sở vì thị trường nước ngoài thường khó tính hơn thị trường trong nước. DN sản xuất cũng có nhiều ưu ái với hàng hóa xuất khẩu do mang lại lợi nhuận cao hơn.
Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương tháng 7/2014), có đến 92% người tiêu dùng đã quan tâm và hưởng ứng CVĐ.
Các DN Việt đã quan tâm và chủ động nâng dần chất lượng hàng hóa phục vụ thị trường nội địa. Nhiều mặt hàng như dệt may, thực phẩm… đã có sự cải tiến mạnh mẽ, chất lượng ngày một tăng lên.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là thời gian gần đây, các DN trong nước đã và đang quan tâm và chủ động nâng dần chất lượng hàng hóa phục vụ thị trường nội địa. Không thể nói là tất cả các mặt hàng đều có chất lượng bằng với hàng xuất khẩu nhưng nhiều mặt hàng như dệt may, thực phẩm… thật sự đã có sự cải tiến mạnh mẽ, chất lượng ngày một tăng lên, không thua kém hàng xuất khẩu. Việc người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưu ái lựa chọn và sử dụng hàng Việt là minh chứng rõ nhất khẳng định sức cạnh tranh của hàng Việt ngày càng nâng cao. Đó cũng chính là cơ sở vững chắc để khuyến khích DN ngày càng quan tâm hơn đến thị trường nội địa trong thời gian tới.
Ông có đề xuất gì để các DN sản xuất có thể tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh tốt thị trường nội địa?
Đối với thị trường nội địa, trở ngại lớn nhất của DN chính là hàng Việt vẫn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng nhập lậu giá rẻ. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa bảo đảm chất lượng, DN phải bỏ vốn đầu tư rất cao nên giá thành không thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập lậu này.
Do đó, Hiệp hội kiến nghị các cơ quan chức năng làm tốt hơn việc chống hàng lậu để tạo điều kiện cho các DN sản xuất chân chính có thể chiếm lĩnh tốt hơn thị trường. Về lâu dài, cần nhiều hơn các giải pháp hỗ trợ các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa (hiện chiếm đến trên 90% tổng số DN trong nước và có nhiều hạn chế) về công nghệ sản xuất, vốn để các DN này nâng cao sức cạnh tranh.
Xin cảm ơn ông!