Sự kiện - Vấn đề

Hưng Yên tập trung phát triển cơ khí chế tạo, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao

11/10/2023 00:10
1195 Lượt xem
TCCKVN Định hướng của tỉnh Hưng Yên đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo, đến năm 2030, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí kim loại đạt 1.000 - 1.200 nghìn sản phẩm và thép chế tạo đạt 250 - 300 tấn sản phẩm các loại.

Tỉnh Hưng Yên có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển công nghiệp. Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 20/9/2023, tỉnh Hưng Yên đứng thứ 10 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với gần 700 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ và gần bằng thu hút FDI cả năm 2022 (747 triệu USD).

Công nghiệp tiếp tục là ngành đóng góp lớn nhất cho giá trị sản xuất, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên năm 2022 đạt 12,84%; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 63,7%; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 6,6 tỷ USD. Môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch đã góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư.

Toàn tỉnh hiện có 17 khu công nghiệp, trong đó 9 khu công nghiệp phát triển theo trục Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với diện tích khoảng 4.395 ha. Doanh thu từ các dự án trong khu công nghiệp năm 2022 ước đạt 5,5 tỷ USD, giá trị xuất khẩu khoảng 3,1 tỷ USD, thu ngân sách nội địa khoảng 2.700 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận 2.122 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký hơn 259 nghìn tỷ đồng và hơn 6 tỷ USD.

Các dự án tại khu công nghiệp tập trung vào một số lĩnh vực như linh kiện thiết bị điện, điện tử, tin học, điện thoại di động; sản xuất các sản phẩm từ thép, nhôm và các sản phẩm từ nhôm, gia công kim loại; linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy... Trong ngành cơ khí, chế tạo sản xuất chủ yếu là các sản phẩm tạo khuôn mẫu, dập, đúc và gia công chính xác, dụng cụ, dao cắt, linh kiện, thiết bị máy động lực, máy nông nghiệp, sản xuất thép chế tạo.

Nhiều sản phẩm công nghiệp của tỉnh tiếp tục khẳng định được vị thế trên thị trường, đã có thêm nhiều sản phẩm tham gia vào chuỗi sản phẩm toàn cầu. Nhiều dự án đang hoạt động có hiệu quả như các dự án của Công ty TNHH Toto Việt Nam (403 triệu USD), Công ty TNHH Kyocera Việt Nam (379 triệu USD), Công ty TNHH Mektec Manufacturing Việt Nam (300 triệu USD), Công ty TNHH Hoya Glassdisk (214 triệu USD), Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam (128 triệu USD)...

Sản phẩm của Công ty TNHH tôn Hòa Phát (Hưng Yên).

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định 3 khâu đột phá cần thực hiện để góp phần xây dựng tỉnh Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, đó là: “Tập trung thu hút đầu tư phù hợp quy hoạch; ưu tiên dự án quy mô lớn, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ số; ưu tiên hạ tầng giao thông và các địa bàn trọng điểm để tạo động lực phát triển”.

Định hướng của tỉnh đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo, đến năm 2025, sản xuất khuôn mẫu, dập, đúc, đồ gá, gia công chính xác, chi tiết máy các loại và linh kiện, thiết bị máy động lực và máy nông nghiệp đạt sản lượng 500 - 600 nghìn sản phẩm các loại; thép chế tạo đạt khoảng 150 nghìn tấn sản phẩm các loại. Đến năm 2030, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí kim loại đạt 1.000 - 1.200 nghìn sản phẩm và thép chế tạo đạt 250 - 300 tấn sản phẩm các loại.

Để thực hiện mục tiêu đặt ra, tỉnh tập trung thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp theo hướng ưu tiên các dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; phát triển khu công nghiệp theo chiều sâu, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm phát huy nội lực, đảm bảo phát triển bền vững, giảm thiểu tác động bất lợi của thị trường và đầu tư từ bên ngoài.

Trước mắt tập trung vào lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết bị điện, điện tử; sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao. Từng bước thu hút đầu tư theo hướng, ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cung cấp cho các ngành công nghệ cao, các dự án sản xuất thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sản phẩm xuất khẩu, đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp. Xây dựng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khu, cụm công nghiệp chuyên ngành như: Xúc tiến đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng kết nối giao thông và hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Thúc đẩy phát triển công nghiệp theo hướng phát triển cụm liên kết cụm ngành công nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp cơ khí, điện tử, dệt may và da giầy. Đa dạng hóa trong hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để cung cấp các linh kiện, sản phẩm phụ trợ.

Lê Hiệp

Có thể bạn quan tâm

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.

Quý 1/2025: Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn cả nước. Ba tháng đầu năm, tỉnh Bắc Ninh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư với trên 2 tỷ USD, chủ yếu là các dự án công nghệ cao và bán dẫn.

Việt Nam – Czech: Mở rộng hợp tác công nghệ bán dẫn

Công nghệ bán dẫn là nền tảng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp như điện tử, viễn thông, ô tô, và thậm chí là công nghiệp quốc phòng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF