Công nghiệp hỗ trợ

Kết nối đưa hợp tác cơ khí chế tạo Việt Nam - Nhật Bản tiến xa hơn

11/10/2024 00:10
5035 Lượt xem
Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp chế tạo cơ khí Việt Nam – Nhật Bản với nhiều hoạt động kết nối những nhà cung cấp của Việt Nam và các Công ty Nhật Bản có văn phòng tại Osaka Nhật Bản đang quan tâm đến việc hợp tác nhập khẩu các mặt hàng cơ khí công nghiệp của Việt Nam; hướng tới phát triển sản xuất gia công theo hợp đồng (OEM/ODM).

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA (với tổng vốn ODA đến nay gần 30 tỷ USD), thứ 2 về lao động (hiện có hơn 580.000 người Việt Nam tại Nhật Bản), thứ 3 về đầu tư (với 5.304 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 74,4 tỷ USD) và thứ 4 về thương mại (với kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2023 đạt 45 tỷ USD. Đặc biệt hơn Nhật Bản có nhiều thế mạnh có thể giúp Việt Nam trong thời gian tới, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, năng lượng, cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ….

Để góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cũng như thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, những năm qua, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) kết hợp cùng với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản trong đã tích cực tìm kiếm và tổ chức nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp qua các buổi hội nghị và các kỳ triển lãm chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang có sự chủ động tích cực nhằm nắm bắt những cơ hội thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh mới thông qua hoạt động này. 

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, triển lãm năm nay diễn ra tại Osaka, Nhật Bản với sự tham dự của nhiều nhà sản xuất đến từ các cường quốc công nghiệp thế giới như Nhật Bản, Anh, Đức, Mỹ, Trung Quốc.

Đại diện Lãnh sự Quán Việt Nam tại Osaka, Thương vụ Đại sứ Quán Việt Nam tại Nhật Bản, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp - Cục Công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Quốc tế Osaka, và các doanh nghiệp tham dự Lễ khai mạc Khu gian hàng Việt Nam tại Triển lãm M-Tech Osaka 2024.

Tham gia M-Tech Osaka năm nay, đoàn doanh nghiệp Việt Nam có sự tham dự của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương); Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh; Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và hơn 30 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công của Việt Nam.

Ông Chu Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng: “Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tiếp cận được kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại của Việt Nam, không chỉ vậy còn tạo cơ hội cho các công ty giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác hợp tác và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Khu gian hàng của Cục Công nghiệp năm nay có sự tham gia của các đơn vị: Công ty TNHH Cơ khí Seiki Việt Nam, Công ty TNHH Cơ khí chính xác Việt Nhật Tân, Công ty CP TM và Phát triển Công nghệ PMA, Công ty CP Xây dựng, Cơ khí và TM Bình Minh, Công ty TNHH TM Kỹ thuật Trường Phát, Công ty TNHH Công nghiệp Chính Đại, Công ty CP TVL, Công ty CP Công nghiệp Chế tạo Máy Việt Nhật, Công ty CP Sản xuất và phát triển Công nghiệp Việt Nhật, Công ty TNHH Công nghiệp và Dịch vụ Minh Phát, Công ty TNHH Hải Phương và Công ty CP SUNPLA… Rất nhiều khách tham quan từ các công ty, doanh nghiệp từ nhiều khu vực trên thế giới thăm quan khu gian hàng Việt Nam để tìm hiểu năng lực sản xuất, bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm và các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Các Doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao lưu, đàm phán trực tiếp với các Doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong khuôn khổ chương trình, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Phòng Thương mại và Công nghiệp Osaka, Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tổ chức "Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp chế tạo cơ khí Việt Nam – Nhật Bản" và nhiều hoạt động nhằm kết nối những nhà cung cấp của Việt Nam với các Công ty Nhật Bản có văn phòng tại Osaka Nhật Bản đang quan tâm đến việc hợp tác nhập khẩu các mặt hàng cơ khí công nghiệp của Việt Nam; hướng tới phát triển sản xuất gia công theo hợp đồng (OEM/ODM).

Bên cạnh đó, đoàn doanh nghiệp Việt Nam cũng thăm và làm việc tại nhà máy của Công ty Koyo, Nhật Bản. Đây cũng là dịp giúp doanh nghiệp, nhà cung ứng và các chuyên gia trong ngành tiếp cận với những xu hướng mới, công nghệ tiên tiến, thúc đẩy hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam. Các hoạt động hướng tới mục tiêu đưa hợp tác cơ khí chế tạo Việt Nam - Nhật Bản tiến xa hơn, giúp ngành cơ khí chế tạo tiến sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Duy Hoà

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội khẩn trương bắt nhịp sản xuất

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Cổ truyền Tết Ất Tỵ, từ sáng ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), tất cả các doanh nghiệp hội viên của HANSIBA đã “ra quân” thực hiện hoạt động tổ chức sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đề ra và kỳ vọng tăng trưởng hơn nữa trong năm mới.

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top