Sự kiện - Vấn đề

Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo

11/03/2023 00:03
739 Lượt xem
TCCKVN Ngành công nghiệp chế tạo đang là lĩnh vực hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư vào ngành năm 2022 đạt hơn 14,96 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tại hội thảo “Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo” do Bộ Công thương phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC) tổ chức ngày 9/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Lê Hoàng Tài cho biết, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang là lĩnh vực hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn FDI vào ngành thường chiếm tỷ lệ cao nhất về số dự án và vốn đăng ký, nhất là trong các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, điện tử - công nghệ thông tin, sản xuất thép, xi măng, dệt may, da giày... với sự xuất hiện của nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như Tập đoàn Toyota, Honda, LG…

Năm 2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản đang đứng thứ hai với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2022.

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương phát biểu tại hội thảo.

Hiện nay, Nhật Bản đang là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam với việc là nhà tài trợ ODA lớn nhất. Trong năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 47,6 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,51% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật Bản chiếm 6,5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam đến thế giới.

Theo đại diện Cục Công nghiệp - Bộ Công thương, việc doanh nghiệp FDI đổ mạnh đầu tư vào ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam vì tỷ lệ cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không ngừng cải thiện. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã chuyển đổi năng lực sản xuất từ sản phẩm giản đơn sang cụm chi tiết có hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý để giúp doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm cơ chế ưu đãi, hỗ trợ hợp lý về tài chính, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ, quản trị sản xuất đã sát nhu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp đầu tư ngành này sẽ được hỗ trợ tín dụng dưới 2 hình thức cấp bù lãi suất và hỗ trợ lãi vay với mức hỗ trợ 3%. Thực tế ghi nhận đã có 150 dự án công nghiệp hỗ trợ đã được thụ hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi suất tín dụng trên.

Đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại hội thảo.

Chia sẻ tại Hội thảo, Tiến sỹ Trương Chí Bình, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ (VASI) cho biết, sản xuất theo hình thức OEM - những công ty chuyên sản xuất ra các sản phẩm theo thiết kế và các thông số kỹ thuật từ đơn đặt hàng của đối tác, đang có xu hướng phát triển mạnh ở các thị trường đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Mỗi nhãn hàng toàn cầu có thể có tới vài chục nhà máy OEM. Tại Việt Nam gần đây cũng xuất hiện luồng đầu tư vào các doanh nghiệp OEM. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vào được lĩnh vực này cũng rất ít. Theo Tiến sỹ Bình, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam sẽ là yếu tố quyết định liên kết thành công.

Do đó, mấu chốt để các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi liên kết với các nhà sản xuất thượng tầng là phải cắt giảm được chi phí sản xuất. Cụ thể, các doanh nghiệp cần được tiếp cận tín dụng tốt hơn thông qua hình thức vay ưu đãi, bảo lãnh không thế chấp... Bên cạnh đó đó là cải thiện khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, các thủ tục xây dựng nhà máy... Các cơ quan nhà nước cần hỗ trợ năng lực thương mại và kết nối doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban Kế hoạch Kinh doanh và Đối ngoại, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam cho rằng, khó khăn trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam là sự thiếu hụt các yếu tố cơ bản của ngành như công nghiệp vật liệu và kỹ năng / kinh nghiệm dẫn đến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước khó cạnh tranh.

Một trong những nguyên nhân chính của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là quy mô thị trường và sản xuất nhỏ, chưa thu hút được các nhà cung cấp. Sản lượng sản xuất tính trên mỗi mẫu xe tại Việt Nam thấp hơn hẳn so với Thái lan và Indonesia, rất khó để nội địa hóa do thiếu quy mô sản xuất tập trung. Theo ông Hiếu, cần tiếp cận theo hướng “từng bước” nội địa hóa, bởi hiện tại hơn 80% linh kiện cho sản xuất xe trong nước vẫn là nhập khẩu.

Để nâng cao năng lực của các nhà cung cấp, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của các nhà cung cấp, Toyota cũng đã và đang cung cấp hỗ trợ đầy đủ - từ an toàn đến chi phí cạnh tranh; thiết lập phòng phát triển nhà cung cấp để nâng cao năng lực nhà cung cấp và làm việc cùng họ…

Vũ Ngọc Pi

Có thể bạn quan tâm

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF