Doanh nghiệp

Schneider Electric tập trung thúc đẩy chuyển đổi số ngành chế tạo máy

26/11/2021 00:11
790 Lượt xem
TCCKVN Chế tạo máy và sản xuất thực phẩm, đồ uống là hai ngành Schneider Electric đang muốn tập trung mạnh vào việc thúc đẩy về mặt số hóa, vì hai ngành này có tính cạnh tranh rất cao. Nếu chúng ta áp dụng kỹ thuật số, công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất, điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sản lượng cũng như giúp giảm chi phí và giá thành.

Schneider Electric tham gia Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 .

Đó là chia sẻ của ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Cambodia tại Diễn đàn Cấp cao về Công nghiệp 4.0 (Industry Summit 4.0).

Tham gia Diễn đàn với vai trò là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric đã chia sẻ về nội dung “Nền công nghiệp của tương lai – Vận hành thông minh, công cụ số thế hệ mới và tích hợp quản lý năng lượng và tự động hóa”. Qua đó, Schneider Electric nhấn mạnh các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực đồ uống – thực phẩm và chế tạo máy, cần bền vững hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và tự động hóa hơn.

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, ông Đồng Mai Lâm đã chia sẻ tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: Với sứ mệnh trở thành đối tác kỹ thuật số về phát triển bền vững và gia tăng tính hiệu quả của Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức ở Việt Nam, Schneider Electric đã xây dựng quy trình tự động hóa sản xuất được kết hợp từ 4 phương án tích hợp: Tích hợp quản lý năng lượng và tự động hóa; Kỹ thuật số với IoT (Internet Vạn vật); Tích hợp toàn bộ vòng đời từ thiết kế và xây dựng đến vận hành và bảo trì; Tích hợp cách quản lý doanh nghiệp.

Ông Đồng Mai Lâm nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần bền vững hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, tự động hóa hơn và kỹ thuật số nên đóng vai trò quyết định trong việc phát triển công nghệ cho các giải pháp bền vững. Với Schneider Electric, đó chính là “Bộ ba Bền vững Công nghiệp”, bao gồm: Kết hợp hoạt động xuất sắc về mặt kinh tế và trách nhiệm xã hội và môi trường để củng cố tính linh hoạt trong công nghiệp hiện đại; giảm sử dụng tài nguyên và tác động đến môi trường để tăng hiệu quả sinh thái, tác động tích cực đến các biến số kinh doanh, khả năng sinh lời đồng thời tạo cơ sở cho sự bền vững trong công nghiệp; đạt được hiệu quả tối ưu và tính bền vững nhờ tác động qua lại của tự động hóa và năng lượng được hiệu chỉnh dựa trên phân tích thời gian thực từ phần mềm.

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Cambodia đã gợi ý một số lĩnh vực mà Việt Nam có thể tập trung nhiều hơn cho hoạt động chuyển đổi số: “Chế tạo máy và sản xuất thực phẩm – đồ uống là hai ngành mà chúng tôi đang muốn tập trung mạnh vào việc thúc đẩy về mặt số hóa, vì hai ngành này có tính cạnh tranh rất cao. Nếu chúng ta áp dụng kỹ thuật số, công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất, điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sản lượng cũng như giúp giảm chi phí và giá thành. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy xu thế nổi bật trên thế giới hiện nay là phát triển bền vững. Điển hình như tại Hội nghị cấp cao COP26, Việt Nam cam kết đến năm 2050 sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0”. Để làm được điều đó, chúng ta phải tối ưu tất cả các hoạt động và nâng cao tính hiệu quả. Theo đó, trên nền tảng EcoStruxure của Schneider Electric, chúng tôi cũng đưa ra các giải pháp chuyên biệt như EcoStruxure Machine, hay EcoStruxure cho ngành thực phẩm - đồ uống.

Khẳng định công nghệ chính là cầu nối giữa mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cho tất cả các tổ chức và doanh nghiệp, ông Đồng Mai Lâm chia sẻ thêm tại diễn đàn Industry Summit 4.0 năm nay: “Schneider Electric hy vọng các doanh nghiệp và tổ chức sẽ tăng tốc tự động hóa trong công nghiệp thông qua phần mềm, dữ liệu, IoT,… Chúng tôi cũng kêu gọi các đối tác cùng Schneider Electric nghiên cứu và hoàn thiện các giải pháp và dịch vụ hỗ trợ quá trình tiến về Công nghiệp 4.0 của hoạt động vận hành công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam”.

Schneider Electric đã hợp tác với nhiều công ty toàn cầu để phát triển và lắp đặt các giải pháp công nghiệp tự động, hiệu quả và bền vững, như: Dự án tại Kunming CEG Water Supply ở Trung Quốc với giải pháp EcoStruxture for Water hoàn chỉnh, bao gồm phần mềm công nghiệp hàng đầu của AVEVA và Dự án với Livetech ở Albra (Ý) với giải pháp EcoStruxure Machine. Việc kết hợp các giải pháp thuộc kiến trúc EcoStruxture của Schneider Electric với danh mục sản phẩm của AVEVA sẽ giúp cho các hoạt động vận hành công nghiệp trở nên bền vững hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và tự động hóa hơn.

Khánh Ngân – Mạnh Hùng
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Bắc Ninh động thổ hai dự án công nghệ cao trị giá hơn 640 triệu USD

Ngày 30/3, tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh dự lễ động thổ hai dự án công nghệ cao với tổng mức đầu tư hơn 640 triệu USD.

Công ty TNHH Lê Quốc chúc mừng năm mới 2025!

Công ty TNHH Lê Quốc: Số 442 Quốc lộ 5A, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

Bảo hiểm xã hội Hải Phòng chúc mừng năm mới 2025!

Bảo hiểm xã hội Hải Phòng: Số 2 Hồng Bàng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

Tập đoàn Hoa Sen khẳng định giá trị thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm

Bằng việc áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt cùng tinh thần không ngừng học hỏi, cầu thị, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen luôn mang đến cho các đối tác, khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, xứng tầm thương hiệu quốc gia, bao gồm nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành sản xuất.

Intech Group khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế

Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, Intech Group đã vươn mình trở thành tập đoàn đa ngành với hệ sinh thái phong phú, trải rộng trên các lĩnh vực Cơ khí, Tự động hóa, Công nghệ và Năng lượng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF