Sự kiện - Vấn đề

Thu hút đầu tư ngành bán dẫn vào Việt Nam

01/06/2024 00:06
6480 Lượt xem
TCCKVN Với những tiềm năng lớn, Việt Nam đã và đang thu hút nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ở châu Âu... đến tìm hiểu và đầu tư.

Công nghệ bán dẫn là công nghệ nền tảng của nhiều giải pháp công nghệ hiện nay. Khác với nhiều ngành công nghiệp hiện có, bán dẫn là một lĩnh vực công nghệ cao vô cùng phức tạp. Các công đoạn trong sản xuất con chip nhỏ bé có thể gói gọn vào ba khâu chính là: Thiết kế, chế tạo và lắp ráp, kiểm tra, đóng gói.

Là "huyết mạch" của nền kinh tế số, ngành bán dẫn có vai trò chủ chốt, quan trọng và là tiêu điểm, thu hút nhiều ngành công nghiệp trên thế giới.

Dự báo, ngành bán dẫn có thể mang lại doanh thu hơn 620 tỷ USD trong năm 2024.

Tiềm năng và cơ hội thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam?

Việt Nam được đánh giá là có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghệ bán dẫn, từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào và cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển.

Ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghệ chip bán dẫn. Ngành này có thể trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong thời gian tới và Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút đầu tư vào ngành bán dẫn.

Theo ông Hoàng Việt Anh, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ chip có tiềm năng lớn trên thế giới. Dữ liệu thống kê cho thấy, tốc độ phát triển của thị trường chip tại Việt Nam trong những năm gần đây đạt 6,12% mỗi năm và dự kiến đến năm 2027 quy mô của thị trường có thể đạt khoảng 1,66 tỷ USD.

Việt Nam cũng đang trở thành một tên tuổi quan trọng, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, đồng thời là điểm đến cho nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip bán dẫn. Bởi Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên, là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có trữ lượng đất hiếm, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất chip bán dẫn.

Chính phủ Việt Nam đã liên tục ban hành những chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực chip và bán dẫn. Bên cạnh đó, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và năng động, phù hợp để đào tạo trở thành các kỹ sư trong ngành sản xuất chip và bán dẫn. Mặc dù hiện chỉ có khoảng 5.000 kỹ sư làm việc trong 40 công ty chip và bán dẫn ở trong nước, nhưng Việt Nam đã đặt ra lộ trình tăng gấp 10 lần số kỹ sư này trong thời gian từ nay đến năm 2030. Do vậy, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trong các điểm đến để nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip bán dẫn trên thế giới trong thời gian tới.

"Điểm nóng" đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn

Theo Savills Việt Nam, thời gian qua, Việt Nam đã thu hút nhiều ông lớn trong ngành bán dẫn như Samsung, Qualcomm, Infineon, Amkor với nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp có giá trị lên tới hàng tỉ USD. Sản xuất chip bán dẫn được định vị là động lực mới đưa Việt Nam thành quốc gia thịnh vượng.

Đến nay, Việt Nam đã và đang ngày càng thu hút được nhiều các tập đoàn lớn trong ngành vi mạch bán dẫn đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan,... với khoảng trên 40 công ty. Cùng với đó, nhiều công ty trong nước cũng đã gia nhập thị trường như Viettel, FPT, VNChip,… Điển hình, Samsung đầu tư trung tâm phát triển sản phẩm lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội. Một số doanh nghiệp vi mạch bán dẫn từ Hà Lan cũng đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam. Công ty BE Semiconductor Industries N.V của Hà Lan đã nhận giấy chứng nhận đầu tư vào Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, với số vốn hơn 115 tỉ đồng (tương đương 4,9 triệu USD) trong giai đoạn đầu, để đầu tư nhà xưởng sản xuất.

Dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỉ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón sóng đầu tư

Ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô thị trường toàn cầu đạt trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh. 

Thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng đang rất quyết liệt chỉ đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón nhận được làn sóng đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn. 

Để tận dụng được sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu ngành vi mạch bán dẫn đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của mình để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, một ngành công nghiệp có tính chiến lược cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn với mục tiêu đào tạo, phát triển 50.000 nhân lực cho ngành đến năm 2030.

Các địa phương, doanh nghiệp đang dần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, hạ tầng và nhân lực để có thể đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu khắt khe của ngành công nghiệp đặc thù này.

Duy Hoà

Có thể bạn quan tâm

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.

Quý 1/2025: Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn cả nước. Ba tháng đầu năm, tỉnh Bắc Ninh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư với trên 2 tỷ USD, chủ yếu là các dự án công nghệ cao và bán dẫn.

Việt Nam – Czech: Mở rộng hợp tác công nghệ bán dẫn

Công nghệ bán dẫn là nền tảng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp như điện tử, viễn thông, ô tô, và thậm chí là công nghiệp quốc phòng.

Phát huy bản sắc Văn hóa, con người Hải Phòng

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Phòng phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng vui mừng tổ chức Hội thảo: “Phát huy bản sắc Văn hóa, con người Hải Phòng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố và đất nước”.

Khai mạc Hội chợ, đáp ứng sự chờ đợi của số đông người tiêu dùng

Chọn đúng ngày Quốc tế Hạnh phúc, ngày 20/3, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Tiệp Hải Phòng, Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế (DITP), Bộ Thương mại Thái Lan, Văn phòng Thương mại, Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Hà Nội, phối hợp với Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (VINEXAD) tưng bừng tổ chức khai mạc Tuần lễ Sản phẩm Thái Lan 2025.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top