Sự kiện - Vấn đề

Đào tạo nghề còn nhiều bất cập

14/06/2013 00:06
454 Lượt xem
Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết đã nhận được 14 chất vấn, 22 kiến nghị cử tri và đã trả lời trực tiếp các nội dung cử tri nêu.
Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết đã nhận được 14 chất vấn, 22 kiến nghị cử tri và đã trả lời trực tiếp các nội dung cử tri nêu.
Đánh giá cao sự đóng góp của ngành, nhưng nói về khai thác hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng đang có bất cập, đầu tư lãng phí, trường thiếu trò, tay nghề học viên sau khi đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh), Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa-Vũng Tàu) nói, 83,36% người thiếu việc làm đang sống ở nông thôn, việc đào tạo nghề do hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ LĐTBXH cùng quản lý dẫn đến trùng lặp và phân tán đầu tư, nguy cơ lãng phí lớn trong khi người học không nhiều, hướng xử lý như thế nào?
Thừa nhận có tình trạng không đồng bộ trong đầu tư công tác dạy nghề tại một số địa phương, một số trường thiếu giáo viên, có trường thiếu học sinh, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, do có lý do khác nhau nên một số địa phương đầu tư chưa đồng bộ.
“Bộ LĐTBXH đã đi kiểm tra 10 tỉnh, sau khi thấy hiện tượng trên, đã yêu cầu địa phương quyết định đầu tư phải đồng bộ”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết.
Tuy nhiên, có thực tế, nhận thức của người dân và nhiều bạn trẻ sau khi học phổ thông phần đông muốn vào trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học, tỷ lệ vào các trường dạy nghề chưa nhiều. Nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
“Ngoài ra, chúng ta đang đào tạo cái ta đang có, trong khi các nghề mới của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ta chưa kịp cập nhật.  Chúng tôi thấy trách nhiệm lớn của mình. Tới đây, Bộ LĐTBXH sẽ đề xuất Chính phủ tổng kết mô hình đào tạo nghề nông thôn, để trên cơ sở đó đánh giá và điều chỉnh. Ngoài ra, Bộ chỉ đạo các trường nghề phải gắn đào tạo với thị trường lao động, gắn với doanh nghiệp quanh khu vực”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) và đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) băn khoăn về trách nhiệm của Bộ LĐTBXH khi có tình trạng cấp chế độ cho người bị chất độc da cam dừng quá lâu, nhiều người làm hồ sơ khai man thương binh gây tổn thất ngân sách, cũng như tiến trình xét duyệt người được hưởng chính sách tham gia kháng chiến và con cháu của họ.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, mục tiêu đến năm  2015, 100% người bị chất độc da cam được hưởng chế độ và để làm tốt việc này, vừa qua Bộ LĐTBXH đã là việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam.
Trước đây, hồ sơ do Chủ tịch UBND huyện xác nhận, sau đó gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sau đó trình hội đồng y khoa và trên cơ sở đánh giá của hội đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định. Nhưng khi sửa đổi đã thu gọn đầu mối và quy trình thủ tục, Bộ LĐTBXH sẽ đẩy nhanh tiến độ.
Cũng về vấn đề tạm dừng xác nhận chế độ tham gia kháng chiến, theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, do trước đây quy định chưa chặt chẽ nên hiện tượng gian lận nhiều, do vậy tháng 5/2011 Bộ LĐTBXH đã có văn bản tạm dừng và chỉ giải quyết các hồ sơ đã nộp.
Những hồ sơ còn lại sẽ xem xét theo Pháp lệnh người có công. Bộ trưởng cho biết thêm, hiện tượng khai man hồ sơ thương, bệnh binh tương đối nhiều, Bộ LĐTBXH đã yêu cầu cơ quan điều tra xem xét. Theo báo cáo, qua thanh tra phát hiện trên 1.400 vụ, thu hồi hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Chuyền đánh giá con số này còn nhỏ so với thực tế.
Liên quan tới tiêu chí hộ nghèo, theo Bộ trưởng Chuyền, tiêu chí hộ nghèo năm 2011 là hộ nông dân có thu nhập 400.000 đồng/tháng, hộ ở thành phố là 500.000 đồng/tháng. Đây là mức thấp, nếu tính cả yếu tố trượt giá, tiêu chí này phải xem xét lại, Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng tiêu chí sát hơn với thực tế.
Về chế độ chính sách với người nghỉ hưu sớm, hiện nay những người về hưu trước năm 1993 hưởng mức lương thấp hơn những người về hưu sau năm 1993 mặc dù cùng một cấp bậc. Theo Bộ trưởng Chuyền, sau khi đổi mới công tác tiền lương, đúng là có sự chênh lệch. Nhiều năm qua, Bộ LĐTBXH đã tham mưu Chính phủ khắc phục vấn đề này, và đã có nhiều lần điều chỉnh lương hưu, tăng 134% kể từ năm 2008 đến nay.
Trong phiên chất vấn sáng mai (14/6) Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền sẽ tiếp tục làm rõ thêm các vấn đề nóng về giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp, vấn đề quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
 Nguyên Minh (nguồn: theo Quỳnh Hoa, chinhphu.vn)
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.

Quý 1/2025: Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn cả nước. Ba tháng đầu năm, tỉnh Bắc Ninh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư với trên 2 tỷ USD, chủ yếu là các dự án công nghệ cao và bán dẫn.

Việt Nam – Czech: Mở rộng hợp tác công nghệ bán dẫn

Công nghệ bán dẫn là nền tảng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp như điện tử, viễn thông, ô tô, và thậm chí là công nghiệp quốc phòng.

Phát huy bản sắc Văn hóa, con người Hải Phòng

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Phòng phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng vui mừng tổ chức Hội thảo: “Phát huy bản sắc Văn hóa, con người Hải Phòng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố và đất nước”.

Khai mạc Hội chợ, đáp ứng sự chờ đợi của số đông người tiêu dùng

Chọn đúng ngày Quốc tế Hạnh phúc, ngày 20/3, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Tiệp Hải Phòng, Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế (DITP), Bộ Thương mại Thái Lan, Văn phòng Thương mại, Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Hà Nội, phối hợp với Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (VINEXAD) tưng bừng tổ chức khai mạc Tuần lễ Sản phẩm Thái Lan 2025.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top