Ảnh minh họa
Song, tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), phiên đấu giá thoái vốn trọn lô 85,58 triệu cổ phần Vinamotor (tương đương 97,7% vốn điều lệ) giữa tháng 1/2016 lại đầy hoan hỷ, dù giá khởi điểm cả lô đẩy lên hơn 1.250 tỷ đồng, tương ứng 14.612 đồng/cổ phần. Có nhiều nhà đầu tư hăm hở vào cuộc, nhưng chỉ có 2 nhà đầu tư đủ điều kiện đấu giá. Cuối cùng, chỉ nhỉnh hơn đối thủ 2 triệu đồng, Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) đã chi 1.250,515 tỷ đồng để sở hữu 85,58 triệu cổ phần Vinamotor.
Vì sao có nghịch lý cổ phần bán giá thấp thì ế xưng, bán giá cao lại hấp dẫn?
Nhiều chuyên gia kinh tế phân tích: Sự thất bại đợt IPO phản ánh đúng sự quan tâm của nhà đầu tư đến hiệu quả, tiềm năng phát triển của Vinamotor. Chẳng ai dại gì mua cổ phần của doanh nghiệp với báo cáo tài chính đầy những con số ảm đạm, khó thấy “cửa sống”. Đặc biệt, khi đó, nhà nước vẫn muốn “ôm” tới 49% vốn sau cổ phần hóa- kiểu tư duy bảo hộ điển hình, lấy doanh nghiệp nhà nước làm vai trò trụ cột dù hiệu quả rất thấp- trong khi công nghiệp ôtô kém hấp dẫn...
Và, quyết định “bán đứt” Vinamotor của Thủ tướng Chính phủ đúng thời điểm ngành công nghiệp ôtô đang có những khởi sắc là quyết định mạnh bạo, mở ra con đường mới cho Vinamotor, là một bước ngoặt thay đổi tư duy: Phát triển kinh tế tư nhân, dùng doanh nghiệp tư nhân làm trụ cột trong lĩnh vực công nghiệp ôtô.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không thể vội vã, cần đúng lúc, đúng thời điểm và đặc biệt, không thể áp đặt tư duy cũ.
Ngân Giang (nguồn: theo Minh Hạnh, http://baocongthuong.com.vn)