Sự kiện - Vấn đề

Hà Nội đưa Nghị quyết số 29-NQ/TW đi vào cuộc sống

09/05/2023 00:05
1301 Lượt xem
TCCKVN Ngày 9/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND, triển khai thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 02/2/2023 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hà Nội ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp - tập trung phát triển nhanh một số sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá kết quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trên địa bàn Thủ đô; xác định rõ nội dung công việc gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của tất cả các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU theo lộ trình phù hợp; đồng thời, có các giải pháp tổ chức triển khai khoa học, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Theo Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội có 26 chỉ tiêu CNH, HĐH Thủ đô, bao gồm 8 chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế; 9 chỉ tiêu về trình độ phát triển văn hóa, xã hội; 5 chỉ tiêu về trình độ phát triển đô thị; 4 chỉ tiêu về trình độ bảo vệ và quản lý môi trường. Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 8.300-8.500 USD/người/năm, đến năm 2030 đạt trên 12.500 USD/người/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt từ 60-62%, đến năm 2030 đạt trên 75%.

Về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy CNH, HĐH Thủ đô, UBND thành phố giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan đẩy nhanh việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo nguyên tắc chỉ đưa vào vấn đề đặc thù vượt trội hoặc chưa có trong các luật khác. Thành phố cũng nghiên cứu áp dụng thí điểm mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công; hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực sát với thực tiễn và đặc thù của Thủ đô, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế khuyến khích cho phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và triển khai; tham mưu UBND thành phố tiếp tục kiến nghị với trung ương về việc giao Hà Nội quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo.

Sở Công Thương xây dựng một số ngành, sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao, ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp - tập trung, phát triển nhanh một số sản phẩm công nghiệp chủ lực như: công nghệ vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm, thời trang cao cấp.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cải thiện chất lượng không khí; tích cực triển khai công nghệ mới, xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước của hệ thống hồ, ao; phát triển hệ thống thủy lợi, thoát nước và xử lý nước thải, khắc phục tình trạng úng ngập trên địa bàn Thủ đô; hoàn thành Đề án cải tạo môi trường sông Nhuệ - sông Đáy, Tô Lịch; khơi thông dòng chảy các sông: Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Tích...

Hà Nội sẽ phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của Thủ đô và cả nước, bao gồm 3 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất linh kiện, phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành dệt may, da giày và công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao. Song song, thành phố sẽ lựa chọn phát triển một số ngành công nghiệp phát thải các bon thấp, sử dụng tiết kiệm đất đai và tài nguyên. Quan tâm phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh. Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với phát triển du lịch; trong đó, tập trung phát triển các sản phẩm làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống và các dịch vụ đặc trưng của Thủ đô gắn với việc thực hiện cam kết quốc tế và tiêu chí khi tham gia mạng lưới các "Thành phố sáng tạo" của UNESCO.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ rõ, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/1/2022 của BCH Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nghị quyết rất quan trọng, có tính chủ trương, định hướng trước mắt và lâu dài cho sự phát triển của đất nước. Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị để triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố, sớm đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.

Văn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF