Doanh nghiệp

Sunday 27/10/2024 00:10

Hội thảo quốc tế chia sẻ về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo

05/09/2018 19:09
338 Lượt xem
Tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam luôn được Đảng, Chính phủ và ngành Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, các chương trình tín dụng của ngành Ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cho người nghèo là một trong những “trụ cột” của hệ thống chính sách giảm nghèo ở Việt Nam. Đây là nhận định của Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú tại Hội thảo “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam” vừa được NHCSXH phối hợp với Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp nông thôn Châu Á - Thái Bình Dương (APRACA), Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức vào ngày 05/9 tại Hà Nội.

Với chủ đề “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam”, Hội thảo diễn ra với 2 phiên họp. Đây là diễn đàn quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tài chính, tín dụng, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về tài chính nông nghiệp, nông thôn vì người nghèo.

Sự kiện có sự tham gia của TS. Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam; TS. Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH; TS. Prasun Kumar Das - Tổng thư ký Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp và nông thôn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APRACA); Ông Thomas Rath - Trưởng Văn phòng đại diện Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) tại Việt Nam cùng hơn100 đại biểu từ 14 tổ chức tài chính vi mô, 23 tổ chức tài chính quốc tế, 9 Đại sứ quán tại Việt Nam.

Tham dự Hội thảo còn có đại diện Lãnh đạo các đơn vị của NHNN, Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ NNo&PTNT, Bộ LĐTB&XH, Hiệp hội Ngân hàng, NHCSXH, tổ chức chính trị - xã hội và các NHTM hoạt động trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

image002

TS. Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH phát biểu khai mạc Hội thảo

Bày tỏ sự vui mừng khi Hội thảo quốc tế về lĩnh vực tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo tại Khu vực Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức tại Việt Nam, TS. Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH cho biết: “Tại Việt Nam, NHCSXH là ngân hàng của Chính phủ, được thành lập nhằm cung cấp tín dụng chính sách và các dịch vụ khác cho người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội khác trên phạm vi toàn quốc. Nguồn vốn tín dụng chính sách của ngân hàng đã được đầu tư đến 100% xã phường, thị trấn trên cả nước. Với hơn 20 chương trình tín dụng dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách, đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH đạt 182.988 tỷ đồng, với hơn 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ; trong đó tỷ trọng tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tới gần 94% tổng dư nợ.”

Hoạt động tín dụng của NHCSXH đã đáp ứng kịp thời, có hiệu quả nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách ở nông thôn, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân, thu hẹp dần chênh lệch thu nhập giữa các vùng và ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Một điều quan trọng thông qua hoạt động tín dụng chính sách cũng đã góp phần thay đổi cơ bản nhận thức của người nghèo về ý thức tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai, hoạt động của NHCSXH góp phần hoàn thành cơ bản Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững qua các thời kỳ. Những kết quả của tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói chung và đặc biệt là tín dụng chính sách nói riêng đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những “trụ cột” quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Dòng vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng cùng các dòng vốn đầu tư khác của nhà nước, của doanh nghiệp và người dân giúp Việt Nam hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói vào năm 2002, sớm hơn 13 năm so với mục tiêu đặt ra; Đưa Việt Nam từ một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp chuyển mình thành một quốc gia có thu nhập trung bình từ năm 2010 với quy mô kinh tế đạt trên 220 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.385 USD năm 2017.

Theo Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, tín dụng với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và người nghèo được thể hiện qua một số kết quả nổi bật: Với hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng không ngừng được đổi mới, hoàn thiện mạnh mẽ theo hướng mở rộng cả về đối tượng, hạn mức và thủ tục vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Mạng lưới các tổ chức tín dụng tham gia cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không ngừng được mở rộng về quy mô, hệ thống mạng lưới, đa dạng về loại hình hoạt động; Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại được các TCTD chú trọng đầu tư, đổi mới, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với chi phí giao dịch thấp như: Internet banking, Mobile banking…

Nhờ các cơ chế chính sách, phát triển của hệ thống các TCTD…, mà tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho người nghèo có mức tăng vượt bậc: Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng bình quân gần 20%/năm, tín dụng chính sách tăng bình quân trên 13%/năm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân.

Việt Nam đã tham gia tích cực vào phát triển tài chính nông nghiệp, nông thôn để mang lại sự phát triển toàn diện trên toàn quốc và đã tuân thủ các nguyên tắc của các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. APRACA đang hỗ trợ hai ngân hàng (NHCSXH và Agribank) xây dựng năng lực để đạt các mục tiêu đó thông qua trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khác, thông qua thăm quan các mô hình thành công nhất và đào tạo cán bộ.

image003

TS. Prasun Kumar Das - Tổng thư ký APRACA khẳng định vai trò của NHCSXH trong xóa đói, giảm nghèo và những nỗ lực của Chương trình xóa đói giảm nghèo tổng thể của Chính phủ Việt Nam

TS. Prasun Kumar Das - Tổng thư ký APRACA nhận định, với 6,7 triệu người gửi tiết kiệm thường xuyên, NHCSXH đang là tổ chức có khả năng huy động tiết kiệm hiệu quả nhất trong số các đơn vị chủ chốt cung cấp dịch vụ tài chính vi mô với 70% thị phần. Điều này có được nhờ vào phương pháp tiếp cận khách hàng rất đặc thù của ngân hàng. NHCSXH đã tạo ra một hệ thống cung cấp tín dụng và thu nợ hiệu quả, làm giảm chi phí giao dịch cho khách hàng và bản thân ngân hàng đồng thời đạt được mức độ bao phủ ấn tượng đến tận cấp xã.

“Phải khẳng định rằng vai trò của NHCSXH trong xóa đói, giảm nghèo là rất đáng kể, nhưng cũng phải kể đến nỗ lực của Chương trình xóa đói, giảm nghèo tổng thể của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã theo đuổi một cách kiên định và thống nhất chương trình này, đây cũng là lý do chính của một trong những thành tựu xóa đói, giảm nghèo nhanh nhất khu vực”, Tổng thư ký APRACA phát biểu.

image004

Các đại biểu dự Hội thảo

Mở đầu phiên họp đầu tiên, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chuyên gia Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã chia sẻ về Kinh nghiệm của IFAD trong tài chính nông thôn dành cho người nghèo tại Việt Nam, theo IFAD “Đầu tư cho phát triển giới, cụ thể ở đây trang bị cho các quỹ phụ nữ phần mềm, từ đó tạo nên nhiều sản phẩm khác nhau”.

Cũng theo ông, trước đây từng có những dự án xoá đói, giảm nghèo nhưng không bền vững. Bởi vậy, IFAD đã hướng các quỹ vay lại nguồn vốn của mình phải tiến tới xoá nghèo bền vững. Đến hết 4/2018, IFAD đã hỗ trợ để thiết lập các các quỹ phát triển Phụ nữ hoạt động hoàn chỉnh ở 11 tỉnh. Tất cả các quỹ phát triển phụ nữ đã thực hiện đăng ký dự án tài chính vi mô theo Thông tư 20/2017 của NHNN.

image005

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chuyên gia IFAD chia sẻ kinh nghiệm trong tài chính nông thôn cho người nghèo tại Việt Nam

Ông Nguyễn Thanh Tùng kiến nghị: “Cần lồng ghép tốt hơn giữa các chương trình tín dụng NHCSXH, Agribank, một số ngân hàng thương mạivới các chương trình các tổ chức tài chính vi mô khác thì mới đẩy cao hiệu quả các chương trình tài chính vi mô”.

image006

Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng chia sẻ thông tin tại Hội thảo

Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng chia sẻ những kinh nghiệm của Agribank. Agribank đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới tài chính nông nghiệp như: Chủ động đề xuất và triển khai các chính sách cho vay nông nghiệp, nông thôn, tích cực triển khai các chương trình của Chính phủ; đổi mới phương thức phục vụ hộ nông dân ngày càng thuận tiện, tiết giảm chi phí thông qua thành lập Ngân hàng lưu động; xây dựng nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Agribank cũng luôn chủ động đối mặt và có giải pháp kịp thời trước rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, triển khai gói bảo hiểm trong nông nghiệp.

Đại diện Agribank cũng nhận định, đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn còn hạn chế, chiếm tỷ trọng thấp, dàn trải chưa đáp ứng được nhu cầu. Vốn đầu tư tư nhân ít, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng dưới 2%), chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khả năng xảy ra rủi ro lớn.

Agribank kiến nghị tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư từ ngân sách Nhà nước về cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, các yếu tố đầu vào, trợ giá. Cùng với đó là xem xét mở rộng đối tượng đầu tư một số dự án tài trợ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng số lượng khách hàng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

image007

TS. Trần Hữu Ý - Giám đốc Trung tâm Đào tạo NHCSXH cho biết ngân hàng gắn chặt với người nghèo thông qua các sản phẩm phù hợp

TS. Trần Hữu Ý - Giám đốc Trung tâm Đào tạo NHCSXH phân tích, dư nợ của NHCSXH cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn thấp, khoảng 0,42% tổng dư nợ. Và, có 3 điểm cốt yếu tạo nên kết quả trên mà đầu tiên là NHCSXH gắn chặt với người nghèo thông qua các sản phẩm phù hợp. Các sản phẩm này phục vụ nhóm khách hàng từ hộ nghèo đến cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đồng bào DTTS, cho vay xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm… thông qua 20 chương trình tín dụng.

Đáng chú ý, NHCSXH cũng tập cho người nghèo thích ứng dần với lãi suất tiệm cận thị trường. Ví dụ, hộ nghèo 6,6%/năm, hộ cận nghèo 7,92%/năm và hộ mới thoát nghèo là 8,25%/năm.

Thứ hai, cũng theo vị này, chính là mô hình điểm giao dịch xã với nhiều tiện ích phục vụ, tuân thủ nguyên tắc bảo vệ khách hàng, thực hiện cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm.

“Tại các nơi giao dịch, chúng tôi niêm yết công khai các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với đối tượng thụ hưởng; mức cho vay, lãi suất cho vay từng chương trình; nội quy giao dịch, danh sách hộ vay vốn, số dư nợ, thời hạn trả nợ của từng người vay”, ông Trần Hữu Ý nói.

Theo đó, trong các phiên giao dịch, Tổ giao dịch thực hiện việc giải ngân, thu nợ đến từng người vay; thu lãi, thu chi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, thu chi tiền gửi dân cư; chi trả tiền hoa hồng cho Ban quản lý tổ, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, xử lý nợ, giao ban với các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Cũng thông qua các Điểm giao dịch tại xã, phường, mỗi tháng ngân hàng đã tiết kiệm chi phí đi lại giao dịch cho khách hàng tới 350 tỷ đồng.

Thứ ba, NHCSXH cũng đặt những mục tiêu ứng dụng ngân hàng số. “Chúng tôi không để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bỏ rơi người nghèo”, ông Trần Hữu Ý chia sẻ. Thông tin thêm từ năm 2017, NHCSXH đã tiến hành triển khai công nghệ số vào hoạt động ngân hàng, bắt đầu với dịch vụ tin nhắn SMS với nội dung nhắc lịch trả nợ, nhắc nợ và số dư tài khoản hàng tháng. Qua đó, nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả hoạt động, giúp khách hàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính toàn diện, đồng thời cải thiện chất lượng tín dụng và tăng hiệu quả chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.

Trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục đồng hành cùng người nghèo, mang lại cho họ những dịch vụ tiện ích hơn thông qua việc hoàn thiện và mở rộng dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối… Phấn đấu hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trên thế giới, giúp người nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ hiện đại.

image008

Giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre Nguyễn Thu Ba tham luận tại Hội thảo

Đại diện cho Quỹ tiếp cận nguồn vốn từ IFAD, Giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre (FWED) Nguyễn Thu Ba nêu lên một số kinh chia sẻ nghiệm về xử lý nợ xấu cho biết thêm trong số 85 tỷ dư nợ của quỹ này thì nợ xấu chỉ 0,02%. “Để quản lý nợ xấu ở mức đó, chúng tôi duy trì áp lực nhóm, người này không trả được thì người kia hộ. Ngoài ra, chúng tôi phân tuổi và nguyên nhân nợ. Nếu mà do thiên tai bất khả kháng, chúng tôi xoá luôn, cùng đó là đặt mục tiêu không để nợ xấu vượt quá 0,02%”.

Mở đầu cho phiên họp thứ hai với chủ đề “Chiến lược nhân rộng các sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo vì người nghèo tại Việt Nam”, ông Phạm Viết Dần - Giám đốc Khối Quản trị rủi ro Ngân hàng TMCP SHB đưa ra định hướng trong tài chính nông nghiệp nông thôn: “ Ưu tiên phát triển tín dụng xanh, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng trong đó nông nghiệp nông thôn là một phần trong tín dụng xanh bên cạnh lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng hiệu quả với sáng kiến đưa ra là tài trợ các nhà cung ứng, nhà phân phối (chuỗi siêu thị, mini mart, cửa hàng tiện lợi,…) trong chuỗi cung ứng cửa hàng nông sản, từ đó hỗ trợ cho người nông dân tốt hơn.

image009

Giám đốc Khối Quản trị rủi ro Ngân hàng TMCP SHB Phạm Viết Dần thảo luận tại Hội thảo

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng phòng tín dụng chính sách Nhà nước thuộc Vụ tín dụng các ngành kinh tế NHNN khẳng định, sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro thiên tai, dịch bệnh, thay đổi của thị trường, tuy nhiên vẫn còn thiếu các biện pháp phòng ngừa để hạn chế rủi ro. Chính vì vậy, việc đầu tư của ngành ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục xác định nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực ưu tiên. NHNN cũng sẽ tiếp tục thực hiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ nhằm hỗ vốn cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn.

NHNN cũng sẽ chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục cho vay, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho các đối tượng khách hàng nông nghiệp, nông thôn.

image011

Trưởng Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân TW Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng thảo luận

Theo Trưởng Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân TW Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng, mô hình ủy thác cho vay là đòn bẩy tích cực trong chiến lược mở rộng tài chính nông nghiệp, nông thôn cho hộ nghèo tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Thắng nhận định, hoạt động tín dụng chính sách gắn chặt với đối tượng đông đảo, truyền thống nhất là hộ nông dân ở nông thôn. Nhờ có vốn kịp thời, được hướng dẫn cách làm ăn, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh cải thiện cuộc sống, góp phần tích cực làm giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước xuống còn dưới 10% năm 2017.

“Thông qua mô hình ủy thác cho vay, Hội Nông dân các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối đưa dịch vụ tài chính đến với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời giúp ngân hàng thực hiện tốt chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng, Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Vốn đã đến được với những đối tượng khó khăn nhất, địa bàn xa xôi nhất nhưng chất lượng tín dụng cũng tốt nhất”, ông Nguyễn Xuân Thắng nói.

Cùng với các tham luận được trình bày tại Hội thảo, các diễn giả cùng thảo luận về chiến lược hỗ trợ để tăng cường tiếp cận các dịch vụ tài chính nông nghiệp cho người nghèo tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng 4.0, hay xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi liên kết ứng dụng công nghệ cao…

image012

TS. Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN Việt Nam kết luận Hội thảo

Kết luận Hội thảo, TS Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN Việt Nam đã đưa ra 5 vấn đề chính: Thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính để hỗ trợ, giúp các đối tượng này tiếp cận tốt hơn, hiệu quả hơn các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Thứ hai, Chủ động có giải pháp kịp thời trước rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu là những vấn đề cần được quan tâm để tăng cường nguồn lực tài chính, khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng thị phần cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thứ ba, nâng cao năng lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính nông thôn nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm nhằm đa dạng hóa các kênh phân phối, cung cấp dịch vụ tài chính nông nghiệp, nông thôn từ truyền thống đến hiện đại và phù hợp với các đối tượng (trong đó có người nghèo) trên địa bàn nông thôn. Thứ tư, NHCSXH với vai trò là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững, cần tăng cường hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới và giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và điều kiện đều tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ hiện đại. Thứ năm, cần xây dựng và phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp chặt chẽ, huy động tổng thể nguồn lực từ các cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội, khu vực tư nhân… để triển khai tài chính nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

Việt Anh (Theo Lương Xuân - Trần Giáp  http://vbsp.org.vn )

Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

BCC: Nhà cung cấp giải pháp cho các vấn đề mòn

Là nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm và dịch vụ chống mòn, gia tăng tuổi thọ chi tiết công nghiệp sử dụng công nghệ bề mặt tiên tiến, tất những giải pháp mà BCC cung cấp cho khác hàng giúp cắt giảm chi phí bảo trì, sửa chữa thiết bị, nâng cao tuổi thọ và khả năng làm việc cho thiết bị trong nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Tập đoàn TKV

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Vũ Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc TKV

VinFast vươn lên dẫn đầu thị trường ô tô điện Việt Nam

VinFast công bố đã bàn giao hơn 9.300 xe cho khách hàng trong tháng 9, cao gần gấp rưỡi so với hãng xe xếp thứ hai và vươn lên thành vị trí số 1 Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu ô tô điện vươn lên dẫn đầu thị trường và đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh, đánh dấu bước tiến mới của công nghiệp ô tô Việt Nam.

TKV: Doanh thu than tăng 135 lần sau 30 năm

Từ 2014-2023 doanh thu toàn Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 677 ngàn tỷ và tăng 109% so với giai đoạn 2004-2013. Tổng doanh thu than đã tăng từ gần 1,3 ngàn tỉ đồng năm 1994 lên 175 ngàn tỉ đồng năm 2024 (tăng gần 135 lần).

Tổng Công ty LILAMA bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hùng làm Tổng Giám đốc

Ngày 30/9, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (LILAMA) tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hùng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Công ty LILAMA từ ngày 01/10/2024, thay cho ông Lê Văn Tuấn nghỉ hưu theo chế độ.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • MASTER38 MASTER38 MASTER38 MASTER38 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 BOSSWIN168 COCOL88 COCOL88 COCOL88 COCOL88 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MABAR69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 MAHJONG69 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 RONIN86 ZONA69 ZONA69 ZONA69 NOBAR69
    SLOT GACOR HARI INI SLOT GACOR HARI INI
    bosswin168 login bosswin168 alternatif bosswin168 login bosswin168 alternatif bosswin168 login bosswin168 alternatif bosswin168 login bosswin168 alternatif bosswin168 login bosswin168 alternatif bosswin168 login bosswin168 alternatif bosswin168 login bosswin168 alternatif
    cocol88 login cocol88 alternatif cocol88 login cocol88 alternatif cocol88 login cocol88 alternatif cocol88 login cocol88 alternatif
    liveslot168 login liveslot168 alternatif liveslot168 login liveslot168 alternatif liveslot168 login liveslot168 alternatif
    master38 login master38 alternatif master38 login master38 alternatif master38 login master38 alternatif master38 login master38 alternatif master38 login master38 alternatif
    mabar69 login mabar69 alternatif mabar69 login mabar69 alternatif mabar69 login mabar69 alternatif mabar69 login mabar69 alternatif mabar69 login mabar69 alternatif
    ronin86 login ronin86 alternatif ronin86 login ronin86 alternatif ronin86 login ronin86 alternatif ronin86 login ronin86 alternatif
    mahjong69 login mahjong69 alternatif mahjong69 login mahjong69 alternatif mahjong69 login mahjong69 alternatif mahjong69 login mahjong69 alternatif
    zona69 login zona69 alternatif zona69 login zona69 alternatif zona69 login zona69 alternatif
    nobar69 login nobar69 alternatif nobar69 login nobar69 alternatif nobar69 login nobar69 alternatif nobar69 login nobar69 alternatif
    baron69 login baron69 alternatif baron69 login baron69 alternatif baron69 login baron69 alternatif baron69 login baron69 alternatif baron69 login baron69 alternatif
    starling69 login starling69 alternatif starling69 login starling69 alternatif starling69 login starling69 alternatif
    bobo77 login bobo77 alternatif bobo77 login bobo77 alternatif bobo77 login bobo77 alternatif
    mewah99 login mewah99 alternatif receh88 login receh88 alternatif sawer138 login sawer138 alternatif foya88 login foya88 alternatif mewahbet login mewahbet alternatif mantul138 login mantul138 alternatif mantul138 login mantul138 alternatif puas69 login puas69 alternatif bobo77 login bobo77 alternatif
    max88 max88 login max88 alternatif max88 ลงชื่อเข้าใช้งาน max88 สมัครสมาชิก max88 max88 login max88 alternatif max88 ลงชื่อเข้าใช้งาน max88 สมัครสมาชิก max88 max88 login max88 alternatif max88 ลงชื่อเข้าใช้งาน max88 สมัครสมาชิก max88 max88 login max88 alternatif max88 ลงชื่อเข้าใช้งาน max88 สมัครสมาชิก max88 max88 login max88 alternatif max88 ลงชื่อเข้าใช้งาน max88 สมัครสมาชิก max88 max88 login max88 alternatif max88 ลงชื่อเข้าใช้งาน max88 สมัครสมาชิก max88 max88 login max88 alternatif max88 ลงชื่อเข้าใช้งาน max88 สมัครสมาชิก max88 max88 login max88 alternatif max88 ลงชื่อเข้าใช้งาน max88 สมัครสมาชิก