Công nghiệp hỗ trợ

Khai giảng khóa VI – Chương trình đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

20/11/2024 00:11
3318 Lượt xem
Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam – Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương và Samsung Điện tử tổ chức Lễ khai giảng khóa VI đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc cho 25 học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo tại Việt Nam.

Ngày 18/11, tại Trung tâm đào tạo khuôn mẫu Hàn Quốc, Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS) – Cục Công nghiệp  (Bộ Công Thương) và Samsung Electronics Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.

Các đại biểu, chuyên gia và học viên tham dự lễ Khai giảng khóa VI – chương trình đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc. 

Đây là khoá đào tạo thuộc đề án “Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ khu vực phía Nam” thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Chương trình đào tạo lần này sẽ diễn ra trong 4 tuần (từ ngày 18/11 đến ngày 14/12/2024) với mục tiêu đào tạo các chuyên gia thiết kế, sản xuất khuôn mẫu, tiền đề để Việt Nam đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai.

Sản xuất khuôn mẫu được xem ngành sản xuất đặc biệt quan trọng, là “nền tảng của nền công nghiệp” vì khả năng tạo ra sản phẩm với số lượng lớn trong thời gian ngắn, mức độ ổn định cao. Các sản phẩm khuôn mẫu là công cụ không thể thiếu trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp, từ các sản phẩm đồ gia dụng đến các sản phẩm hàng không và điện tử hiện đại.

Việc nâng cao năng lực về kỹ thuật khuôn mẫu đồng nghĩa việc sở hữu một kỹ thuật sản xuất tiên tiến, giúp tối ưu hóa chất lượng gia công sản phẩm. Từ đó, có thể đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động sản xuất phần cứng cho các thiết bị điện tử hay cho ngành sản xuất xe máy, xe ô tô.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực khuôn mẫu, và để nâng cao năng lực chế tạo và làm chủ công nghệ khuôn mẫu cho các doanh nghiệp Việt Nam, từ năm 2020, Samsung đã phối hợp cùng Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương triển khai các khóa đào tạo nhằm nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ  và công nghiệp chế biến và chế tạo. Chương trình đào tạo này đã gặt hái được những thành công đáng kể. Hàng trăm chuyên gia Việt Nam đã được đào tạo và làm việc tại các doanh nghiệp lớn, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành công nghiệp nước nhà.

Ông Phạm Khắc Tuyên - Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc khẳng định, chương trình này là cơ hội vàng để các học viên nâng cao kỹ năng, tự tin ứng dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.

Phát biểu tại Lễ khai giảng, ông Phạm Khắc Tuyên – Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc khẳng định, các khóa đào tạo Chuyên gia khuôn mẫu kéo dài 10 tuần tại Việt Nam, giúp học viên làm quen với công nghệ và thực hành quy trình sản xuất khuôn mẫu hiện đại tại Hàn Quốc. Đây là cơ hội vàng để các học viên nâng cao kỹ năng, tự tin ứng dụng kiến thức vào thực tế sản xuất và đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam.

Ông Cho Jong-wook - Giám đốc Trung tâm đào tạo trực thuộc Trung tâm đào tạo Đồng Thịnh Vượng (Tập đoàn Samsung) cho biết, khóa đào tạo lần này có 25 học viên xuất sắc đã tham gia đào tạo lý thuyết 10 tuần ở TP. Hồ Chí Minh. Trong quá trình học, học viên có thể trực tiếp sản xuất ra bộ khuôn mẫu thực tế.

Các học viên cần nỗ lực hết mình để tham gia đào tạo với lòng tự hào và ý thức trách nhiệm, bởi đây là những nhân tài quan trọng cho sự phát triển của ngành khuôn mẫu Việt Nam", ông Cho Jong-wook nhắn nhủ.

Ngoài ra, các học viên trong chương trình đào tạo này còn có cơ hội để khám phá sự phong phú về văn hóa và cảnh sắc cũng như ẩm thực của Hàn Quốc...

Ông Cho Jong-wook bày tỏ mong muốn các học viên có thể khai thác tối đa những kinh nghiệm, kiến thức quý báu của các chuyên gia khuôn mẫu giảng dạy tại học viện.

Chương trình đào tạo chuyên gia khuôn mẫu nằm trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết năm 2020 giữa Samsung và Bộ Công Thương trong việc đào tạo nguồn nhân lực khuôn mẫu, với mục tiêu đào tạo 200 chuyên gia cho Việt Nam, nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ thiết kế, chế tạo, sản xuất khuôn mẫu với độ gia công chính xác cao, đảm bảo tính chủ động và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Tính đến cuối năm 2024, đã có 209 học viên hoàn thành chương trình đào tạo tại Việt Nam, trong đó 148 học viên xuất sắc được tiếp tục tham gia khóa đào tạo chuyên sâu tại Hàn Quốc. Đây chính là nguồn nhân lực nòng cốt góp phần phát triển lĩnh vực khuôn mẫu nói riêng và ngành công nghiệp nói chung của Việt Nam.

Cùng với chương trình đào tạo kỹ sư khuôn mẫu, từ năm 2015 đến nay, Samsung tích cực thực hiện nhiều dự án cùng Bộ Công Thương góp phần phát triển ngành công nghiêp hỗ trợ tại Việt Nam. Tính đến nay, đã có 379 doanh nghiệp Việt Nam đã được hỗ trợ cải tiến sản xuất, 406 chuyên gia tư vấn năng suất/chất lượng đã hoàn thành khóa đào tạo, hoàn thành đào tạo cho 123 chuyên gia tư vấn nhà máy thông minh và hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh cho 72 doanh nghiệp. Hiện, số lượng nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam, trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung tăng từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 306 doanh nghiệp vào cuối năm 2023.

Ngọc Mi

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội khẩn trương bắt nhịp sản xuất

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Cổ truyền Tết Ất Tỵ, từ sáng ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), tất cả các doanh nghiệp hội viên của HANSIBA đã “ra quân” thực hiện hoạt động tổ chức sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đề ra và kỳ vọng tăng trưởng hơn nữa trong năm mới.

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top