Sự kiện - Vấn đề

Liên kết để doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

17/08/2022 00:08
1100 Lượt xem
TCCKVN Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa doanh nghiệp công nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực và thế giới. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò quan trọng, là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp và nền kinh tế. Công nghiệp chế biến chế tạo cũng tạo được sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn FDI.

Khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2021 là 7,6%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,7%), đóng góp 7,6 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung và được đánh giá là động lực tăng trưởng của ngành công nghiệp.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, hiện Việt Nam thu hút được 34.898 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 426,14 tỷ USD. 6 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút 16,03 tỷ USD vốn FDI, trong đó vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 8,84 tỷ USD, chiếm 63% tổng vốn FDI.

Không chỉ thu hút lượng vốn đầu tư khủng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo còn có sức hấp dẫn đối với những tập đoàn lớn trên thế giới, như: Samsung, LG, Canon, Honda, Toyota,… Những tập đoàn này liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam sau một thời gian đầu tư và hoạt động hiệu quả.

Với chính sách thu hút đầu tư ngày càng hoàn thiện, sự phục hồi của kinh tế thế giới và xu hướng chuyển dịch điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để tham gia các chuỗi giá trị công nghiệp chế tạo đa quốc gia.

Theo ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, nước ta có khoảng 5.000 doanh nghiệp chế biến chế tạo tham gia cung cấp linh kiện phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, cơ khí. Trong đó, 70% doanh nghiệp tham gia cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước và 8% cung cấp cho nhà xuất khẩu và 17% là tham gia cung cấp cho cả hai. Như vậy, có thể nói khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. 83% doanh nghiệp nhóm ngành cơ khí, ô tô hoàn toàn cung cấp cho thị trường nội địa, chỉ có 3% doanh nghiệp có doanh thu hoàn toàn từ xuất khẩu và 14% doanh nghiệp có doanh thu từ cả hai thị trường.

Điều đó cho thấy, sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa Việt Nam còn lỏng lẻo, cần có động lực thúc đẩy từ việc thực thi hiệu quả các chính sách hỗ trợ; nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong nước và sự liên kết hợp tác sản xuất giữa các nhà cung cấp trong nước với các công ty đa quốc gia.

Chuyên gia kinh tế PGS.TS Trần Đình Thiên cũng đã chỉ ra, khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, công tác tổ chức của các doanh nghiệp khá rời rạc, việc chúng ta bước vào chuỗi cũng hết sức khó khăn. Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào có khả năng dẫn dắt chuỗi. Muốn tham gia chuỗi, cần phải tạo và xây dựng phát triển chuỗi của người Việt do doanh nghiệp Việt dẫn đầu. Trong trường hợp chưa có được điều đó thì phải chú ý làm sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu do các tập đoàn đa quốc gia họ dẫn dắt.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực nâng cao năng lực của doanh nghiệp chế biến, chế tạo tham gia vào chuỗi cung ứng, nhất là trong việc tạo sự gắn kết với doanh nghiệp FDI nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng.

Để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn, nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Phạm Tuấn Anh cho rằng, trong thời gian tới cần thúc đẩy tăng cường liên kết, nâng cao sự vững chắc trong chuỗi cung ứng cho những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, công nghiệp chế biến nông sản…

Đặc biệt, chính sách cấp bù lãi suất theo Nghị quyết 115 (Chính phủ ban hành năm 2020) về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ là chính sách được nhiều doanh nghiệp trông đợi nhất. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các sản phẩm cơ khí trọng điểm thì được hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất. Dự kiến tối đa mức bù đến 5%. Đây là vấn đề thực sự rất cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF