Công nghiệp hỗ trợ

Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, Honda Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

25/11/2024 00:11
10059 Lượt xem
Việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa không chỉ giúp giá thành xe máy, ô tô Honda có tính cạnh tranh cao mà còn thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc.

Là ông lớn của ngành công nghiệp xe máy, những năm qua, Công ty Honda Việt Nam đã không ngừng nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe máy, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Công ty tăng cường đầu tư, nâng cấp các dây chuyền sản xuất, lắp ráp; liên kết với các nhà cung cấp phụ tùng, cơ khí trong nước; khuyến khích, đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công nhân, lao động.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc mới đây, đại diện Công ty Honda Việt Nam cho biết, hiện doanh nghiệp đã có 3 nhà máy đang hoạt động tại Vĩnh Phúc, trong đó có 2 nhà máy sản xuất xe máy và 1 nhà máy sản xuất ô tô, với tổng diện tích 150.000 m2, công suất 1,75 triệu xe máy/năm và 35.000 xe ô tô/năm. Đáng chú ý, tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe máy của Công ty Honda Việt Nam đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.

Hiện tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy tại Công ty Honda đã đạt 96%. 

Có thể nói, tỷ lệ nội địa hóa cao trong sản xuất xe máy Honda cao không chỉ là kết quả của sự đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyền sản xuất và công nghệ, mà còn là một phần trong chiến lược phát triển bền vững mà Công ty đang theo đuổi. Đặc biệt, phải kể đến yếu tố quan trọng giúp Honda Việt Nam đạt tỷ lệ nội địa hóa cao đó là việc liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp phụ tùng và linh kiện trong nước để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy. Công ty hiện đang hợp tác với 140 nhà cung cấp, trong đó 100% linh kiện nhựa và cao su, 90% linh kiện kim loại, và 80% linh kiện điện tử được cung cấp từ các nhà sản xuất trong nước và khoảng 20% linh kiện điện tử được mua thông qua các công ty thương mại. 

Tỷ lệ nội địa hóa cao của Honda Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, từ đó mang đến những sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh cho người tiêu dùng. Điều này đóng vai trò quan trọng càng củng cố thêm vị thế của Honda trên thị trường Việt Nam khi thương hiệu này đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong phân khúc xe máy. Đặc biệt, nó còn giảm chi phí nhập khẩu và thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Vision 2025 của Honda Việt Nam có mặt trên thị trường ngày 22 tháng 11 năm 2024.

Theo thống kê của Sở Công Thương Vĩnh Phúc, đến nay, cả tỉnh có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, trong đó có trên 70 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn lớn; 4 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy hoàn chỉnh là Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam, Công ty Deawoo Bus, Công ty Piaggio Việt Nam - đây là các doanh nghiệp giữ vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí, chế tạo nói chung và ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy nói riêng phát triển.

Ngay từ những năm đầu tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo ô tô xe máy, linh kiện điện tử. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, cung cấp linh kiện, phụ tùng phục vụ việc lắp ráp ô tô, xe máy trong nước nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu.

Mục tiêu của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 có trên 50 doanh nghiệp lĩnh vực linh kiện phụ tùng đủ điều kiện trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất ô tô, xe máy, điện, điện tử hoàn chỉnh và cung ứng một phần cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn hoặc xuất khẩu; 10 doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn kinh tế lớn, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia được vào thị trường xuất khẩu.

Hà Minh

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội khẩn trương bắt nhịp sản xuất

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Cổ truyền Tết Ất Tỵ, từ sáng ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), tất cả các doanh nghiệp hội viên của HANSIBA đã “ra quân” thực hiện hoạt động tổ chức sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đề ra và kỳ vọng tăng trưởng hơn nữa trong năm mới.

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top