Công nghiệp hỗ trợ

Sunday 08/12/2024 00:12

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

07/12/2024 00:12
2860 Lượt xem
Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có hơn 9.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Quy mô ngành công nghiệp đứng thứ 15/63 tỉnh, thành; giá trị tăng thêm của ngành xe máy giữ vị trí số 1 và linh kiện điện tử đứng thứ 6 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế đúng hướng, với tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm gần 45% và khoảng 99% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo thống kê của Sở Công Thương Vĩnh Phúc, đến nay, cả tỉnh có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ; trên 70 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn lớn; 4 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy hoàn chỉnh là Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam, Công ty Deawoo Bus, Công ty Piaggio Việt Nam - đây là các doanh nghiệp giữ vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí, chế tạo nói chung và ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy nói riêng phát triển. Riêng với ngành điện tử, số lượng doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các công ty đầu chuỗi như Samsung, LG, Panasonic… tăng nhanh, tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực điện tử.

Công ty Toyota Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đầu tàu của công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc. 

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, điển hình như Nghị quyết số 57 của HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 39 của UBND tỉnh quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 23 của UBND tỉnh về ban hành quy chế quản lý và sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh; Quyết định số 3663 về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025, cả tỉnh có trên 50 doanh nghiệp lĩnh vực linh kiện phụ tùng đủ điều kiện trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất ô tô, xe máy, điện, điện tử hoàn chỉnh và cung ứng một phần cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn hoặc xuất khẩu; 10 doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn kinh tế lớn, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia được vào thị trường xuất khẩu.

Thực hiện Nghị quyết số 115/2020 của Chính phủ về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tham gia Hợp phần 3 dự án Link SME thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do USAID tài trợ. Phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách, Bộ Công Thương thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp hỗ trợ kết nối, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI”. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn cho doanh nghiệp về khả năng cạnh tranh, thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp FDI.

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, hơn 70 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đầu chuỗi như Sam sung, Honda, Toyota...

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có hơn 50 doanh nghiệp đủ điều kiện trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất ô tô, xe máy, điện tử hoàn chỉnh và cung ứng một phần cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn hoặc xuất khẩu; 10 doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển hơn nữa, tỉnh Vĩnh Phúc đang xây dựng những chiến lược đầu tư cụ thể, cơ chế chính sách hỗ trợ thông qua các quỹ đầu tư phát triển, tạo nguồn vốn vay ưu đãi, dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Một trong các giải pháp quan trọng và thiết thực nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp hỗ trợ phát triển và việc ưu tiên nguồn vốn được xem nhưng là một giải pháp hàng đầu.

UBND tỉnh đã giao các sở, ngành, địa phương tăng cường liên kết vùng về công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia triển lãm quốc gia, quốc tế phù hợp với các doanh nghiệp và thế mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh. Đồng thời triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư, tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước; tăng cường liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp FDI.

Cùng với đó, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyện liệu và vật liệu; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Diệu Linh

Có thể bạn quan tâm

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.

Cơ nhiệt Áp lực Hoà Phát: Khẳng định thương hiệu và vị thế trên thị trường

Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công cơ khí, Công ty TNHH MTV Cơ nhiệt Áp lực Hoà Phát tự hào là doanh nghiệp đầu tiên và hàng đầu về thiết kế, sản xuất, chế tạo nồi hơi các loại tại tỉnh Bắc Giang. Các dòng sản phẩm nồi hơi, thiết bị sấy các loại… của công ty đã khẳng định thương hiệu và vị thế trên thị trường, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo tác động, lan toả mạnh mẽ

Thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ đóng góp phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, giúp cho Việt Nam tăng trưởng xuất siêu từ 2 tỷ USD năm 2017 đến hơn 28 tỷ USD trong năm nay.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top