Trên thực tế, để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, từ nhiều năm qua, Chính phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương đã quan tâm ban hành nhiều cơ chế chính sách tuy nhiên, dường như các chính sách vẫn chưa "chạm" đến các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Nhiều chỉ tiêu của công nghiệp hỗ trợ đã không đạt mục tiêu đề ra, đơn cử như ngành công nghiệp ô tô, mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2010-2020, tỷ lệ nội địa hóa phải đạt 60% nhưng hiện chỉ đạt 7-8%. Tương tự ngành cơ khí đến 2020, tỷ lệ nội địa hóa 75% nhưng công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Đúc luyện kim Việt Nam cho biết, trong số khoảng 500 doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực này chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp có đủ năng lực để đáp ứng với yêu cầu của sản xuất nước ngoài.
Để phát triển ngành Đúc luyện kiêm nói riêng và ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung, Việt Nam cần đưa ra một chiến lược tổng thể dài hạn và bền vững. Theo đó, chú trọng đến những lĩnh vực Việt Nam còn “dư địa” để phát triển, có cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích thu hút đầu tư, các vấn đề về vốn, mặt bằng, chính sách đào tạo... Ngoài ra, sự tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp như Carbon trong đào tạo, cũng rất quan trọng, bởi điều này sẽ góp phần thúc đẩy sinh viên yêu thích chuyên ngành Đúc - luyện kim.
Trong khuôn khổ hội thảo, Công ty Carbon đãtrao những suất học bổng cho các sinh chuyên ngành Đúc luyện kim có thành tích xuất sắc.