Sự kiện - Vấn đề

Phát triển ngành cơ khí Đà Nẵng thích ứng với thời đại 4.0

11/08/2022 00:08
1450 Lượt xem
TCCKVN Doanh nghiệp (DN) cơ khí Đà Nẵng, muốn phát triển bền vững cần phải bắt kịp những xu hướng phát triển chung, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Ngành cơ khí cần tập trung sản xuất các sản phẩm cơ khí quan trọng; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

Liên kết để cùng nhau phát triển

Trong thời gian qua, ngành cơ khí Đà Nẵng đã gặt hái được nhiều thành công đáng khích lệ, với một Hà Giang Phước Tường tên tuổi đã vượt ra ngoài ngành cơ khí ở Đà Nẵng để đảm nhận được nhiều công trình lớn và ý nghĩa trong cộng đồng ở Đà Nẵng và các tỉnh thành khác trong cả nước, cá nhân quản lý của doanh nghiệp (DN) có thành tích đạt giải Vifotec, có đề tài được triển khai ứng dụng thực tiễn, được thành phố trao giải và hỗ trợ kinh phí. Đà Nẵng có một Đóng tàu Sông Thu với nhiều công trình cho ngành đóng tàu Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, không chỉ đóng góp cho ngành đóng tàu trong dân sinh mà còn phục vụ cho an ninh quốc phòng v.v…và còn rất nhiều DN cơ khí khác nữa đã và đang không ngừng phát triển.

Đoàn Cán bộ giảng viên Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (UTE), Đại học Đà Nẵng tham dự Đại hội đại biểu Hội Cơ khí Đà Nẵng lần thứ VI nhiệm kỳ 2022-2027.

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, có thể thấy các DN còn hoạt động đơn lẻ, chưa tạo được sự liên kết với nhau một cách hài hòa, đồng bộ. Hội Cơ khí Đà Nẵng qui tụ nhiều thành phần đa lĩnh vực, đa ngành nghề, đa sản xuất, đa quan hệ, trong đó có các mối quan hệ giữa các nhà DN với nhau, giữa DN với nhà quản lý và giữa DN với nhà trường, mà cụ thể là các trường đại học. Nhưng mối liên kết của các thành phần vẫn còn khá rời rạc, đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ chính quyền với DN trong việc cung cấp mặt bằng, đất đai, nhà xưởng và nhất là tạo ra các cơ chế tốt cho DN phát triển, tạo ra mối liên kết thuận lợi không chỉ trong nội bộ thành phố mà còn với các tỉnh, thành khác trong nước, ngay cả với các đối tác nước ngoài, cần phải có một hệ thống văn bản, cơ chế hoạt động thuận lợi để DN cơ khí Đà Nẵng vừa khẳng định được mình, vừa vươn ra biển lớn.

Có một thực trạng hiện nay là giữa Nhà trường với DN nói chung và với các DN cơ khí Đà Nẵng nói riêng vẫn chưa tạo ra được mối liên kết có hệ thống: như sự kết nối về các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), hỗ trợ cơ sở vật chất, vấn đề thực tập của sinh viên trường đại học tại các DN trong các học kỳ thực tập của sinh viên, học kỳ DN; hay mời các chuyên gia của DN về giảng dạy các chuyên đề thực tế; triển khai các NCKH để sản xuất và chuyển giao công nghệ các sản phẩm, các thiết bị máy móc có ý nghĩa và có tính ứng dụng cao.

Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam - TS. Đỗ Hữu Hào tặng Bằng khen cho GVC. TS. Hồ Trần Anh Ngọc (ngoài cùng bên phải) Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (UTE), Đại học Đà Nẵng.

Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật sau khi tốt nghiệp ra trường, nhà trường còn có thể đào tạo nguồn nhân lực tức thời, ngắn hạn cho DN. Ví dụ, DN cần cung cấp thợ hàn, thợ tiện, kỹ thuật viên lập trình…., trong khi việc tuyển dụng ngoài thực tế là vô cùng khó khăn. DN cần có chính sách tuyển dụng hợp lý, khi đăng tuyển, có đối tượng đăng ký, giao cho nhà trường đào tạo, triển khai đi thực tế có trả học phí. Sau đó chuyển giao cho DN, DN có nguồn nhân lực, trả tiền học cho người học mới tuyển dụng. Điều này có ý nghĩa thiết thực cho tất cả các bên từ DN, nhà trường và người được tuyển dụng, mang lại lợi ích được nhiều mặt.

DN cơ khí, nếu có điều kiện, có thể  đầu tư trang thiết bị, máy móc cho các trường Đại học để hỗ trợ trong công tác giảng dạy lý thuyết và thực hành. Nhà trường thông qua các đợt thực tập tại xưởng trường, có thể hướng dẫn, làm các sản phẩm hỗ trợ cho DN kịp thời, nhưng ngược lại, giảng viên và sinh viên có kết quả phục vụ cho đợt triển khai thực tập ngay trong nhà trường. Bên cạnh đó, DN có thể đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động xã hội, trao học bổng, tư vấn tuyển sinh, giao lưu văn hoá thể thao; tổ chức các hội nghị, hội thảo để đào tạo các kỹ năng mềm. Qua đó, DN có thể trao tặng máy móc thiết bị cho nhà trường; huấn luyện về công tác an toàn, vệ sinh lao động, vệ sinh công nghiệp. Cán bộ giảng viên và sinh viên nhà trường có cơ hội tiếp xúc với các sản phẩm mà DN mang đến để tìm hiểu, ứng dụng, áp dụng vào phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ giảng viên và sinh viên nhà trường.

Đào tạo nguồn nhân lực cơ khí trong thời đại CMCN 4.0

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật và giáo viên giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Thời gian qua, Nhà trường đã thiết kế và xây dựng lại chương trình đào tạo các ngành phù hợp với thực tiễn theo định hướng ứng dụng với trên 40% tỷ trọng các học phần thực hành, thí nghiệm thực tập; đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa Nhà trường và DN nhằm thúc đẩy các cơ hội để sinh viên được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến đang được triển khai trong sản xuất.

Trong cuộc CMCN 4.0, việc kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của DN đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Nhà trường. Sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết, thực hành, thực tiễn cuộc sống và các hoạt động ngoại khóa nhất là tại các DN là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng hệ thống giáo dục nhà trường. Yếu tố này sẽ giúp sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp, nhanh chóng hòa nhập thị trường lao động trong và ngoài nước, tự tin lập nghiệp.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng đã và đang xây dựng trang điện tử liên kết giữa Nhà trường - DN - Sinh viên nhằm tạo ra một môi trường cho Ban lãnh đạo, trưởng các bộ phận, cán bộ hướng dẫn từ phía DN và Ban Giám hiệu, Trưởng khoa, các phòng ban, Trưởng bộ môn, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên nhà trường đều có thể tham gia trong việc thúc đẩy sự hợp tác.

Trường tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình gắn kết giữa Sinh viên - DN - Nhà trường giàu tính thực tiễn, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng nhanh với môi trường làm việc chuyên nghiệp trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Việc chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả của hợp tác DN là bước đi đúng đắn giúp Nhà trường tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo, chú trọng gắn liền lý thuyết với thực tiễn, giúp sinh viên nhanh chóng thích nghi với thị trường lao động.

TS. Hồ Trần Anh Ngọc đại diện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng nhận Giấy khen do Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT TP. Đà Nẵng trao tặng.

Trong cuộc CMCN 4.0, các DN cơ khí Đà Nẵng muốn phát triển mạnh và bền vững phải thay đổi cơ cấu lao động và ngành nghề, chuyển từ lao động có trình độ chuyên môn thấp lên trình độ chuyên môn cao, đầu tư công nghệ gia công tiên tiến, thay đổi phương thức quản lý sản xuất và nâng cao công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Lao động ngành cơ khí có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, bởi những việc làm thủ công sẽ được tự động hóa thay thế bằng rô bốt, máy móc tự động. Việc hình thành, phát triển lực lượng lao động ngành cơ khí được trang bị kỹ năng, trình độ để khai thác, làm chủ được công nghệ, phương thức vận hành mới cũng là một thách thức lớn đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành cơ khí Đà Nẵng hiện nay.

CMCN 4.0 cho phép DN cơ khí tiếp cận thông tin, tiếp cận tri thức, tiếp cận các công nghệ tiên tiến… Lao động ngành cơ khí có tố chất ham học hỏi và nhanh nhạy, dễ thích ứng với cái mới, cho nên rất dễ dàng thích ứng với những cơ hội, công nghệ mới đến từ CMCN 4.0, từ đó, nâng cao trình độ, sáng tạo và nắm bắt công nghệ tiên tiến để ứng dụng.

Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nhân lực ngành cơ khí từ trung tâm đào tạo nghề, đến bậc cao đẳng, đại học đang dần trở thành xu hướng. Việc tiếp cận nhanh nhạy và ứng dụng linh hoạt những thành tựu của CMCN 4.0 sẽ giúp ngành cơ khí Đà Nẵng có nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, tăng năng suất, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, giá cả cạnh tranh… qua đó, làm thay đổi phương thức quản lý, quản trị trong sản xuất cơ khí.

GVC.TS. Hồ Trần Anh Ngọc

Trưởng Khoa Cơ khí - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF