Sự kiện - Vấn đề

Thay đổi mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phù hợp với bối cảnh mới

04/08/2022 00:08
918 Lượt xem
TCCKVN Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giữ vai trò nền tảng, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành và lĩnh vực.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh điều này tại hội thảo quốc gia “Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức mới đây.

Quang cảnh Hội thảo.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 70 tham luận từ các bộ, ngành, địa phương và các Viện nghiên cứu, trường đại học, và sự hiện diện của 300 đại biểu từ các cấp đưa ra các đề xuất, kiến nghị về chiến lược, cơ chế, chính sách.

Tại Hội thảo, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và địa phương đã cùng thảo luận, phân tích sâu để làm rõ hơn các mối quan hệ: giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với thực hiện tăng trưởng xanh; giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với đô thị hoá…; cùng với các vấn đề quan trọng khác đang là đòi hỏi cấp thiết của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, như: chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, tham gia chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất, quy hoạch ngành, vùng, xây dựng cụm liên kết ngành công nghiệp, xây dựng các doanh nghiệp công nghệ, công nghiệp đẳng cấp thế giới...

Theo các diễn giả tham gia hội thảo, trong hơn 35 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, đảng ta luôn xác định nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là động lực, nhiệm vụ then chốt trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, cũng là chìa khoá phát triển đất nước theo hướng hiện đại, rút ngắn khoảng cách với các quốc gia. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian vừa qua còn chậm; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt được.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam đã từng bước mở cửa và trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập nhất thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều FTA, trong đó có các FTA thế hệ mới quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và gần đây nhất là RCEP. Nhìn chung, công nghiệp Việt Nam, nhất là lĩnh vực chế biến, chế tạo đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020 và đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. 

Bên cạnh kết quả đạt được thì ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn kém phát triển, sản xuất trong nước phụ thuộc phần lớn vào linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu nhập khẩu. Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu ở khâu lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Cụ thể, về giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến chế tạo bình quân đầu người (MVApc), MVApc của Việt Nam đạt rất thấp so với một số nước trong khu vực ASEAN. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp của UNIDO năm 2020 (CIP 2020), năm 2018, MVApc theo giá hiện hành của Việt Nam đạt 394 USD. Thứ hạng MVApc của Việt Nam ở vị trí khá thấp trong xếp hạng MVApc của thế giới. Năm 2018, Việt Nam xếp hạng 100 trong tổng số 152 quốc gia về MVApc. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế trong năng lực cạnh tranh.

Với những hạn chế nói trên, các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất cao mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới. Cần thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở xác lập lộ trình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra các đột phá phát triển và các cực tăng trưởng kinh tế.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh kết luận hội thảo

Kết luận tại hội thảo, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm; đặt con người vào vị trí trung tâm, xác định rõ nhân dân là đối tượng phục vụ, thụ hưởng đồng thời khẳng định rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là sự nghiệp toàn dân, cần lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số quốc gia và đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tự động hóa, số hóa và thông minh hóa các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ số và các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hướng tiếp cận công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới phải chú trọng nâng cao nội lực của nền kinh tế, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao; tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu thông qua đẩy mạnh học tập, cải tiến, làm chủ về công nghệ nhất là các công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ số, công nghệ vật liệu cơ bản; chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển lực lượng doanh nghiệp công nghiệp trong nước lớn mạnh, đổi mới thu hút FDI theo hướng có chọn lọc, chất lượng cao. Cuối cùng, phát huy tối đa nguồn lực con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trung Thành

Có thể bạn quan tâm

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF