Công nghiệp hỗ trợ

Monday 25/11/2024 00:11

Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Cơ khí Duy Khanh tiếp tục gia tăng chuỗi giá trị toàn cầu

24/10/2024 05:10
3656 Lượt xem
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và hỗ trợ phục vụ sự chuyển dịch đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam, Công ty Cơ khí Duy Khanh đã đầu tư nhà máy ứng dụng công nghệ dập ép bột kim loại và thiêu kết Sintering để sản xuất chi tiết máy, linh kiện phụ tùng, phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

Ưu điểm của công nghệ Sintering

Công nghệ Sintering Powder Metallurgy là công nghệ dập ép bột kim loại và thiêu kết với ưu thế có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm (sản lượng lớn) theo yêu cầu với chất lượng cao và giá cạnh tranh hơn. Công nghệ không mới trên thế giới nhưng vẫn đang là xu thế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vì phải đảm bảo nhiều yếu tố từ khách hàng, nhân sự và giá trị khoản đầu tư lớn.

Công ty Cơ khí Duy Khanh là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong việc đầu tư, sản xuất sản phẩm công nghệ thiêu kết bột kim loại Sintering ở Việt Nam. 

Dây chuyền công nghệ sintering được nhập khẩu từ Hàn Quốc có điểm đặc biệt là sản xuất sản phẩm hàng loạt, tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu cao hơn nhiều so với phương pháp gia công cắt gọt kim loại truyền thống.

Dây chuyền công nghệ Sintering được áp dụng tại nhà máy của Công ty Cơ khí Duy Khanh.

Bên cạnh ưu thế sản xuất hàng loạt với giá thành thấp, sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu, công nghệ mới này còn thân thiện với môi trường với tỉ lệ sử dụng nguyên vật liệu rất cao (khoảng 95%) so với phương pháp gia công cắt gọt kim loại truyền thống (khoảng 45). Sử dụng công nghệ luyện kim bột, nguyên liệu được sử dụng gần như hoàn toàn, dễ tái chế, phế thải hoặc phôi rất ít, hầu như không có. Đặc biệt, sử dụng công nghệ luyện kim bột có khả năng sản xuất các chi tiết phức tạp, tính đồng nhất cao và rất ít hoặc không cần phải gia công cơ. Cùng với mức sử dụng năng lượng tổng thể thấp trong sản xuất, nên hệ thống sản xuất hoạt động với chi phí hiệu quả và năng suất cao dẫn đến chi phí sản phẩm tối ưu. Công nghệ này tạo sản phẩm với các thuộc tính được kiểm soát mà các phương pháp xử lý khác không thể hoặc khó có thể đạt được khi gia công. Nó có thể áp dụng tự động hoá và công nghệ cao cho quy trình sản xuất. Công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, mang lại lượng khí thải thấp, được áp dụng bởi các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Quy trình thiêu kết bột kim loại

Quy trình thiêu kết bột kim loại tại Công ty Cơ khí Duy Khanh được thực hiện như sau:

Ứng dụng sản phẩm

Công nghệ luyện kim bột được ứng dụng để sản xuất nhiều sản phẩm cơ khí chính xác, có các chi tiết phức tạp với những ưu thế vượt trội. Ví dụ như những chi tiết truyền động trong dụng cụ cầm tay, các linh kiện bằng kim loại bột đang mở ra những con đường mới trong ngành công nghiệp thiết bị điện và vận hành bằng tay. Các công ty kim loại bột đang cung cấp các giải pháp có mật độ cao hơn, dung sai chặt chẽ hơn và giảm chất thải.

Sản phẩm kim loại bột thiêu kết

Đối với những chi tiết xe ô tô và xe máy, thực tế cho thấy gần 65% linh kiện sản xuất từ bột kim loại bằng công nghệ thiêu kết được ứng dụng trong công nghiệp chế tạo xe ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải. Bên cạnh đó, nhiều linh kiện truyền động của xe máy cũng được sản xuất từ bột kim loại thiêu kết.

Đối với những chi tiết bạc dầu tự bôi trơn cho thấy, bạc tự bôi trơn được sản xuất từ hợp kim đồng và thiếc dạng bột bằng công nghệ thiêu kết, sau đó thẩm thấu dầu vào các lỗ xốp, tạo ra khả năng tự bôi trơn của bạc. Dầu chứa trong lỗ xốp cung cấp sự bôi trơn liên tục giữa ổ trục và trục, hệ thống không cần thêm bất kỳ chất bôi trơn bên ngoài nào, cho phép loại bạc dẫn luyện kim bột này hoạt động trong điều kiện thuỷ động lực, dẫn đến hệ số ma sát rất thấp và không cần bảo trì cho các ứng dụng kỹ thuật thông thường.

Ngoài ra, luyện kim bột còn được ứng dụng trong sản xuất linh kiện cho các thiết bị gia dụng hoặc dụng cụ y tế….

Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí điện TPHCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, đánh giá cao nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam trong việc đầu tư công nghệ Sintering để thâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mạnh Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, Honda Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa không chỉ giúp giá thành xe máy, ô tô Honda có tính cạnh tranh cao mà còn thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc.

Công nghiệp hỗ trợ Bình Định tập trung đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp ưu tiên

Bình Định xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu chung của quốc gia. Tỉnh tập trung đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp ưu tiên như: điện tử, cơ khí trọng điểm, sản xuất linh kiện ô tô, dệt may, da giầy, chế biến gỗ, hóa chất và dược phẩm, công nghiệp công nghệ cao.

Honda Vision 2025 được kỳ vọng sẽ có doanh số cao nhất

Honda Vision 2025 là mẫu xe được kỳ vọng sẽ có doanh số cao nhất những tháng cuối năm 2024 khi đây là thời điểm nhu cầu mua xe chơi Tết của người dân tăng cao.

Khai giảng khóa VI – Chương trình đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam – Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương và Samsung Điện tử tổ chức Lễ khai giảng khóa VI đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc cho 25 học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo tại Việt Nam.

Nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp khuôn mẫu

Lễ tổng kết khóa đào tạo chuyên gia khuôn mẫu – lần thứ 5 tại Hàn Quốc khép lại hành trình đào tạo của 25 học viên miền Bắc, đồng thời nâng tổng số học viên Việt Nam tham gia dự án lên 184 người.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top