Sự kiện - Vấn đề

Triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

26/01/2022 00:01
870 Lượt xem
TCCKVN Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực và kết quả bước đầu đạt được của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, bám sát Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, chủ động tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược theo đúng chức năng, thẩm quyền quy định.

Phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0

Định hướng Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030, là nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, như công nghệ robot, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ trong y học, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối... Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về khoa học và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.

Sau 1 năm triển khai Quyết định số 2289/QĐ-TTg, các Bộ, ngành và địa phương đã tổ chức quán triệt và phổ biến tinh thần và nội dung của Chiến lược tới các đơn vị, doanh nghiệp. Một số Bộ, ngành và địa phương cũng đã chủ động ban hành các kế hoạch hành động triển khai Quyết định số 2289/QĐ-TTg Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0.

Một số điểm sáng trong triển khai thực hiện Chiến lược có thể kể tới, đó là các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh nghiên cứu đề xuất hoàn thiện thể chế thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng hiệu quả các cơ hội của CMCN 4.0; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược CMCN 4.0 vào các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ngành/lĩnh vực. Các Bộ, ngành và địa phương cũng đã sớm chủ động tham gia CMCN 4.0, ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chính phủ điện tử, đổi mới sáng tạo; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, thực hiện tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; ban hành Chương trình Chuyển đổi số,… Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành được triển khai đồng bộ cho các cơ quan Nhà nước từ trung ương, tới cấp tỉnh đến cấp xã, đảm bảo kết nối gửi nhận liên thông văn bản điện tử. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và địa phương đã bố trí nguồn lực ưu tiên cho phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số, chuyển đổi số và ứng dụng, triển khai trí tuệ nhân tạo.

Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực bước đầu có sự đổi mới; nội dung, chương trình đào tạo đã tiếp cận với nội dung cuộc CMCN 4.0, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từng bước được xây dựng và phát triển. Lĩnh vực công nghệ tài chính cũng có chuyển biến rất mạnh mẽ. Chủ trương ứng dụng công nghệ cao và phát triển sản phẩm theo chuỗi trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp được Chính phủ quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Các chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghệ cao, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai được Chính phủ ban hành đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp trong nước, thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam.

Bùi Diệu Linh
Từ khóa: CMCN 4.0

Có thể bạn quan tâm

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF