Sự kiện - Vấn đề

VIMEXPO 2022: Kết nối để phát triển

16/11/2022 00:11
1146 Lượt xem
TCCKVN Sáng ngày 16/11, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội, Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương phối hợp với Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam (VIMEXPO 2022).

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam.

Với chủ đề “Kết nối để phát triển”, VIMEXPO 2022 được đánh giá là môi trường thuận lợi để giúp các doanh nghiệp trực tiếp kết nối, tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới, tiếp cận đối tác, mở rộng thị trường, đầu tư sản xuất, kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

VIMEXPO 2022 có quy mô gần 300 gian hàng được trưng bày trên diện tích gần 5.000m2. Tại đây, các doanh nghiệp sẽ giới thiệu sản phẩm thuộc 4 nhóm lĩnh vực chính: Cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp công nghệ cao, điện tử và các nhóm ngành liên quan. Triển lãm thu hút sự tham dự của hơn 200 doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp tiêu biểu trong nước và quốc tế như Tập đoàn Thaco, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM, Toyota Việt Nam, Weichai, Samsung, Toshiba Asia, Hanoi Plastic, JICA, Kyoyo, Tecotec, Intech, MEB, Yangmin, Makitech, NTT Data... cùng các tập đoàn đến từ Mỹ, Đức, LB Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Phạm Tuấn Anh - Phó cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ hiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt và chú trọng phát triển của Đảng và Chính phủ. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%.

Xu hướng tái cấu trúc, định hình và cân bằng lại chuỗi cung ứng ngày càng được đẩy nhanh nhằm tránh tập trung vào một số thị trường truyền thống. Xu thế này có thể mang lại dòng vốn dịch chuyển đầu tư quốc tế lớn vào công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp nội địa khi các dự án FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển.

Ông Phạm Tuấn Anh - Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu khai mạc Triển lãm

VIMEXPO 2022 sẽ trở thành “điểm gặp gỡ lý tưởng” giữa các doanh nghiệp, tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài.

Ông Thomas Jacobs - Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC cho rằng, cần hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp phụ trợ dịch chuyển từ sản xuất chi phí thấp sang sản xuất phân khúc sản phẩm giá trị cao hơn và tăng cường tiếp cận với công nghệ số sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả sản xuất và nâng cao sự kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài và chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đó sẽ nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương và thúc đẩy Việt Nam tiến lên trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhiều công nghệ hiện đại được giới thiệu tại Triển lãm VIMEXPO 2022

Trong suốt các ngày diễn ra triển lãm, hàng loạt các sự kiện hữu ích được tổ chức đồng thời như hoạt động kết nối giao thương B2B giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo trong nước và quốc tế, chương trình hội thảo chuyên ngành với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới mô hình sản xuất thông minh”, cùng hàng loạt các chương trình biểu diễn giới thiệu sản phẩm mới, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp tham dự chương trình và các doanh nghiệp quan tâm. Các hoạt động sẽ được livetream trực tiếp, cũng như được cập nhật thường xuyên trên website, fanpage, youtube của chương trình. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng, khách hàng mới, gặp gỡ, tiếp xúc và kết nối giao thương với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối, tăng khả năng tiếp cận trao đổi với các đối tác, tìm kiếm các nhà cung ứng nội địa, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cung ứng, tạo điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngân Giang

Có thể bạn quan tâm

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.

Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Sáng 02/4 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025). Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF