Khoa học Công nghệ

Chế tạo thiết bị in 3D - hướng phát triển mới cho công nghệ khuôn mẫu Việt Nam

10/08/2022 00:08
5096 Lượt xem
TCCKVN Nhằm phát triển công nghệ in 3D ứng dụng trong chế tạo khuôn tại Việt Nam, nhóm sinh viên Khoa Cơ khí, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị in 3D (AM) tích hợp trên máy phay CNC nâng cao hiệu quả trong chế tạo khuôn ép nhựa”. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và đạt Giải Nhất cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học lần thứ XIII của Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Nhóm 5 sinh viên Nguyễn Đăng Hoàn, Nguyễn Thành Long, Phạm Văn Minh, Vũ Tuấn Đức, Đỗ Hoàng Long cùng giảng viên hướng dẫn PGS. TS. Hoàng Tiến Dũng.

Công nghệ in 3D (còn được gọi là công nghệ sản xuất đắp dần) là một chuỗi kết hợp các công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể ba chiều từ vật mẫu thật được quét 3D hoặc mô hình kỹ thuật số, bằng cách đắp dần các lớp vật liệu theo từng lớp.

Khái niệm công nghệ in 3D. (Ảnh: haui.edu.vn)

Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Cơ khí, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội gồm 05 sinh viên: Nguyễn Đăng Hoàn, Nguyễn Thành Long, Phạm Văn Minh, Vũ Tuấn Đức, Đỗ Hoàng Long dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Tiến Dũng triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị in 3D (AM) tích hợp trên máy phay CNC nâng cao hiệu quả trong chế tạo khuôn ép nhựa” với 4 mục tiêu chính: Nghiên cứu công nghệ in 3D kim loại dựa trên phương pháp hàn GWAW trong môi trường khí bảo vệ; Nghiên cứu các đặc tính cơ bản của dòng máy CNC; Nghiên cứu phương pháp vận hành và điều khiển máy phay CNC; Nghiên cứu thiết kế và tích hợp thiết bị in 3D trên máy phay CNC để phục vụ gia công chi tiết và sửa chữa chi tiết khi hỏng.

Thông qua phương hướng giải quyết mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đã chế tạo thành công đầu in 3D tích hợp lên máy CNC, xây dựng thành công quy trình công nghệ chế tạo, sửa chữa khuôn ép nhựa ứng dụng công nghệ in 3D. So sánh với các phương pháp chế tạo truyền thống, mô hình thí nghiệm của nhóm nghiên cứu cho hiệu quả kinh tế về vật liệu gia công cũng như thời gian gia công giảm đến 60 – 70%. Kết quả nghiên cứu cũng mang đến hướng phát triển mới cho công nghệ khuôn mẫu Việt Nam và bắt kịp xu thế phát triển công nghệ in 3D trên thế giới.

Mô hình thí nghiệm. (Ảnh: haui.edu.vn)

Hiện nay, rất nhiều lĩnh vực công nghiệp sản xuất đều cần đến khuôn mẫu. Có thể nói rằng chế tạo khuôn mẫu là ngành công nghiệp phụ trợ mang tính chất nền móng cho sự phát triển công nghiệp hiện đại. Kết quả nghiên cứu đề tài được Hội đồng đánh giá cao, có ý nghĩa quan trọng trong ngành công nghiệp khuôn mẫu của Việt Nam trong tương lai. Về ý nghĩa khoa học, cho thấy những ưu nhược điểm của thiết bị mà từ đó khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm nhằm tạo ra một thiết bị hoàn hảo, hiện đại, tiết kiệm được công sức lao động, giảm sai sót trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất. Về ý nghĩa thực tiễn, thiết kế được một thiết bị có khả năng chế tạo với công nghệ trong nước và có giá thành hợp lý. Qua đó, góp phần giảm giá thành sản xuất của một sản phẩm, tránh sai sót về số lượng, làm tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và công sức từ 60- 70 %.

Với những ý nghĩa quan trọng như trên, đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị in 3D (AM) tích hợp trên máy phay CNC nâng cao hiệu quả trong chế tạo khuôn ép nhựa” của nhóm sinh viên Khoa Cơ khí đã xuất sắc nhận được Giải Nhất cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học lần thứ XIII của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Văn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Techfest Việt Nam 2024 quy tụ gần 400 gian hàng

Gần 400 gian hàng trong nước và quốc tế đã quy tụ về Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2024 (Techfest Việt Nam 2024), giới thiệu công nghệ, sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, vi mạch điện tử, fintech, môi trường, công nghệ sinh học, thương mại điện tử, nông nghiệp, thực phẩm…

Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

Sáng 24/10/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ”.

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 giới thiệu hàng trăm công nghệ mới

Với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”, sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 đã giới thiệu hàng trăm công nghệ mới, tạo cơ hội để tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp.

24 doanh nghiệp được vinh danh tại TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam

Chiều ngày 27/9/2024, tại hội trường tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), Hội thảo khoa học và Chương trình TOP Công nghiệp4.0 Việt Nam lần thứ ba đã diễn ra thành công. Sự kiện đã vinh danh 24 doanh nghiệp và 6 tỉnh, thành phố có nhiều sáng kiến, giải pháp, công nghệ hữu ích áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Trung Quốc đạt bước tiến đáng kể trong nỗ lực tự chủ công nghệ bán dẫn

Trung Quốc đang quảng bá hai máy quang khắc tự sản xuất, được xem là "đạt bước tiến đáng kể" trong nỗ lực tự chủ công nghệ bán dẫn.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top