Công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội kinh doanh 13 triệu USD giữa Đài Loan – Việt Nam trong lĩnh vực máy công cụ

23/07/2024 00:07
2694 Lượt xem
TCCKVN Với sự tham gia của 323 công ty từ 15 quốc gia, MTA 2024 không chỉ là một sự kiện thương mại quốc tế quan trọng mà còn là nền tảng để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế và công nghiệp giữa Đài Loan và Việt Nam.

Triển lãm Máy công cụ và cơ khí chính xác - MTA 2024 đã chứng kiến sự hiện diện ấn tượng của các doanh nghiệp Đài Loan, với những sản phẩm tân tiến chất lượng cao, qua đó khẳng định sự hợp tác và phát triển bền vững với thị trường Việt Nam. 

Tại sự kiện, Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) đã quy tụ 65 đơn vị doanh nghiệp từ 4 hiệp hội lớn trong lĩnh vực máy công cụ.

TAITRA đã thiết lập chiến dịch “Chuyển đổi xanh cho trái đất xanh”, tổ chức 5 cuộc họp báo và thuyết trình theo chủ đề, công bố hơn 18 giải pháp sản xuất thông minh bền vững từ các công ty Đài Loan. Các giải pháp này bao gồm công nghệ tự động hóa thông minh, với nhiều sản phẩm và dịch vụ thu hút sự quan tâm của gần 1.000 khách tham quan, tạo ra cơ hội kinh doanh ước tính lên đến 13 triệu USD.

Phát biểu tại buổi họp báo mở đầu chuỗi sự kiện, ông Chang Wen Chung, Giám đốc Bộ phận Kinh tế Văn phòng Kinh tế và Đài Bắc tại TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ:“Đài Loan có nền tảng vững chắc về thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông, cũng như chuỗi cung ứng máy móc công cụ hoàn chỉnh. Vì thế, các doanh nghiệp Đài Loan có thể cung cấp các giải pháp và công nghệ sản xuất thông minh tuỳ chỉnh cho các doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ tương lai sản xuất bền vững của Việt Nam”.

Các công ty Đài Loan như: ChinFong, HIWIN, SuperAIR, GMW, Winho và Combitech đã khẳng định vị thế của mình trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ và tự động hóa tiên tiến. 

Ông Jiro Wang, đại diện của Công ty ChinFong, một trong những nhà sản xuất máy ép và thiết bị gia công kim loại hàng đầu Đài Loan, cam kết: “Cung cấp các giải pháp chất lượng cao và hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho khách hàng tại Việt Nam. Sự hợp tác này không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn nâng cao năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của Việt Nam”.

HIWIN, nhà sản xuất hàng đầu về hệ thống truyền động và linh kiện tự động hóa, cũng đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa quy trình. Ông Richard Chen, đại diện của HIWIN, tin tưởng vào tiềm năng của thị trường Việt Nam và cam kết “Đồng hành cùng các đối tác trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất để mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng”.

SuperAIR và GMW, hai tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực thiết bị và công nghệ điều khiển, đã nhấn mạnh sự linh hoạt trong hỗ trợ khách hàng và cam kết cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng cao nhất. Trong khi đó, Winho và Combitech, đại diện cho sự đổi mới và sáng tạo trong công nghệ tự động hóa, không ngừng nỗ lực để mang đến các giải pháp thông minh và hiệu quả cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bà Wenchen Chen, Tổng Thư ký của Hiệp hội Tự động hóa và Robot Thông minh Đài Loan (TAIROA), bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng mối quan hệ giữa Đài Loan và Việt Nam sẽ tiếp tục được củng cố thông qua việc tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp 4.0 và tự động hóa”.

 

Triển lãm Máy công cụ và cơ khí chính xác MTA 2024 không chỉ góp phần nâng cao năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ, mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế mới, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho cả hai phía Việt Nam và Đài Loan.

Theo các chuyên gia tại HSBC, nhiều hoạt động sản xuất tiên tiến từ Đài Loan (Trung Quốc) sẽ được chuyển dịch sang Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Dù là các ngành truyền thống hay các ngành công nghệ cao, Việt Nam đều được đánh giá là điểm đến hàng đầu của nguồn vốn đầu tư từ Đài Loan…

Duy Hoà

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội khẩn trương bắt nhịp sản xuất

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Cổ truyền Tết Ất Tỵ, từ sáng ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), tất cả các doanh nghiệp hội viên của HANSIBA đã “ra quân” thực hiện hoạt động tổ chức sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đề ra và kỳ vọng tăng trưởng hơn nữa trong năm mới.

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF