Chính sách

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước

03/04/2025 00:04
6828 Lượt xem
Ngày 2/4, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2025/NĐ-CP gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến 6/2025 được lùi hạn nộp muộn nhất vào 20/11 năm nay.

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Người nộp thuế gửi giấy đề nghị và khai bổ sung hồ sơ của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn tới làm tăng số thuế phải nộp qua kênh online hoặc bản giấy đến cơ quan thuế. Tức là, số thuế được gia hạn sẽ gồm khoản phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.

Các chi nhánh, đại lý của doanh nghiệp sản xuất ôtô cũng thuộc diện được gia hạn nộp thuế này. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất, lắp ráp xe thì không được gia hạn.

Như vậy, từ năm 2020, đây là lần thứ 6 nhà điều hành gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với xe sản xuất lắp ráp trong nước. Năm ngoái, chính sách này cũng được áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, với 13.173 tỷ đồng được gia hạn, theo báo cáo của Bộ Tài chính đến ngày 17/2.

Nghị định số 81/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 2 tháng 4 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. Sau thời gian gia hạn theo Nghị định này, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.

Diệu Linh

Có thể bạn quan tâm

Tạo động lực phát triển bứt phá, toàn diện trong kỷ nguyên mới

Đảng bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) TW vừa ban hành Nghị quyết số 2093-NQ/ĐU về việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong NHCSXH. Theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW là “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học”, “Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết”, “Nghị quyết của hành động”, Nghị quyết số 2093-NQ/ĐU của NHCSXH đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng để NHCSXH phát triển mạnh mẽ cùng đất nước trong kỷ nguyên mới.

Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

“Công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Câu nói giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua càng ngẫm càng sâu sắc. Khi thi đua thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết cho mỗi người lao động làm tốt hơn từ những công việc tưởng như đơn giản nhất, thì tích luỹ những kết quả ấy sẽ tạo nên những thành quả, kỳ tích. Đây cũng là điều mà Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang làm trong những năm qua để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao về triển khai tín dụng chính sách xã hội. Cao hơn nữa là tiếp nối lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm thực hiện mục tiêu “Dân sinh hạnh phúc” mà toàn Đảng, toàn dân đã triển khai từ năm 1948.

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Tạo khí thế và xung lực mới cho phát triển

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, củng cố niềm tin, tạo khí thế và xung lực mới cho phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là cần thiết và cấp bách.

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Tập trung vào các đổi mới mang tính đột phá

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 8 Chương và 73 Điều. Nội dung cơ bản tập trung vào 5 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá để tạo hành lang pháp lý cho phát triển đường sắt.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF