Công nghiệp hỗ trợ

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép Việt Nam

22/05/2024 00:05
696 Lượt xem
TCCKVN Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 7/5/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận sơ bộ của vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam.

Thông tin chung về vụ việc và nội dung kết luận sơ bộ, Cục Phòng vệ thương mại cho hay, ngày 24/10/2023, DOC khởi xướng điều tra vụ việc theo đề nghị của nguyên đơn: Liên minh nhôm, thép, giấy và lâm nghiệp, cao su, công nghiệp, năng lượng, liên đoàn công nghiệp và dịch vụ Hoa Kỳ. Thời kỳ điều tra bán phá giá từ ngày 1/4 đến ngày 30/9/2023.

Hình minh hoạ

Đáng chú ý, ngày 19/4/2024, nguyên đơn đã nộp đơn cáo buộc tình trạng khẩn cấp của vụ việc do lượng xuất khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn tháng 10/2023 đến tháng 2/2024 (sau khi Hoa Kỳ nhận đơn và khởi xướng vụ việc) tăng đột biến 36,07% so với giai đoạn 5 tháng trước đó (tháng 5 đến tháng 9/2023). DOC dự kiến ban hành kết luận sơ bộ về khả năng tồn tại tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày kể từ ngày cáo buộc (dự kiến ngày 20/5/2024).

Chống bán phá giá là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được nhà nước áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị trường. Một biện pháp thường được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá "không công bằng" của những sản phẩm này.

Theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, nếu DOC xác định có tồn tại tình trạng khẩn cấp, DOC được phép áp dụng các biện pháp hồi tố với các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến 90 ngày trước ngày áp thuế sơ bộ. Quy định này nhằm ngăn chặn việc hàng hóa bị điều tra xuất khẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu của vụ việc, khi DOC chưa kịp áp dụng các biện pháp sơ bộ;

Ngày 1/5/2024, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ về phạm vi hàng hóa bị điều tra. DOC cũng cho phép các bên tiếp tục bình luận về phạm vi sản phẩm đến ngày 5/6/2024.

Ngày 7/5/2024, DOC đăng công báo kết luận sơ bộ của vụ việc. Theo đó, DOC xác định biên độ phá giá cho bị đơn bắt buộc 2,85%. 28 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện hưởng thuế suất riêng rẽ cũng chịu mức này. Các doanh nghiệp khác chịu mức toàn quốc bằng biên độ do nguyên đơn cáo buộc là 41,84%;

Ngày 10/5/2024, DOC đã thông báo cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) để đình chỉ thanh khoản và yêu cầu ký quỹ bằng mức biên độ phá giá đối với các lô hàng nhập khẩu từ ngày 7/5/2024.

Cụ thể đối với tổ hợp nhà sản xuất/nhà xuất khẩu được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ là 2,85%; đối với tổ hợp của các nhà sản xuất/xuất khẩu Việt Nam không được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ là 41,84%; và đối với tất cả các nhà xuất khẩu của nước thứ ba không được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ bằng biên độ áp dụng cho tổ hợp nhà sản xuất/nhà xuất khẩu Việt Nam được liệt kê trong bảng trên hoặc mức toàn quốc (tùy vào việc họ mua hàng của nhà sản xuất/nhà xuất khẩu nào của Việt Nam).

Tiếp theo, DOC dự kiến sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với bị đơn bắt buộc và ban hành kết luận cuối cùng không muộn hơn 135 ngày sau ngày đăng công báo kết luận sơ bộ (dự kiến ngày 19 /9/2024).

Trước thực trạng trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, đối với Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, cập nhật thông tin đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị điều tra.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra CBPG của Hoa Kỳ; đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế CBPG cao nhất cho doanh nghiệp.

Ngân Giang

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội khẩn trương bắt nhịp sản xuất

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Cổ truyền Tết Ất Tỵ, từ sáng ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), tất cả các doanh nghiệp hội viên của HANSIBA đã “ra quân” thực hiện hoạt động tổ chức sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đề ra và kỳ vọng tăng trưởng hơn nữa trong năm mới.

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top