Khoa học Công nghệ

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công hệ thống nước làm mát cho nhà máy nhiệt điện

08/08/2022 00:08
3450 Lượt xem
TCCKVN Các nhà khoa học LILAMA 18 đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công hệ thống nước làm mát nhà máy nhiệt điện đốt than 600MW. Kết quả này góp phần vào thành công trong lộ trình nội địa hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước từng bước nâng cao năng lực, tiến tới làm chủ thiết kế và công nghệ chế tạo thiết bị phụ cho các nhà máy nhiệt điện, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong nước.

Với mục tiêu từng bước làm chủ công nghệ, tiến tới nội địa hóa hoàn toàn các thiết bị trong nhà máy nhiệt điện đốt than, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA (trực tiếp là Công ty Cổ phần LILAMA 18) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương giao chủ trì thực hiện đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống nước làm mát cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW”. Đề tài thuộc dự án khoa học và công nghệ về nội địa hóa một số hệ thống thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện chạy than 600MW, là 1 trong các nhiệm vụ thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước 11 hệ thống thiết bị phụ của 3 dự án nhà máy nhiệt điện.

Sau quá trình triển khai, đến nay đề tài đã hoàn thành các nội dung công việc đề ra và được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao.

Theo ông Đỗ Minh Trí, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP LILAMA18, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, các nhà khoa học LILAMA 18 đã chủ động nghiên cứu tổng quát về hệ thống nước làm mát, lựa chọn công nghệ và xây dựng các yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống nước làm mát; nghiên cứu, tính toán, thiết kế kỹ thuật hệ thống; thiết kế, chế tạo trọn bộ 1 hệ thống thiết bị thuộc hệ thống nước làm mát nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW… đồng thời, ứng dụng kết quả của đề tài vào 2 dự án nhiệt điện than Sông Hậu 1 và Quảng Trạch 1.

Kết quả đề tài đã hoàn thành các mục tiêu góp một phần nhỏ thành công trong lộ trình nội địa hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước từng bước nâng cao năng lực, tiến tới làm chủ thiết kế và công nghệ chế tạo thiết bị phụ cho các nhà máy nhiệt điện, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong nước.

“Đây là lần đầu tiên bằng tự lực trong nước kết hợp với các chuyên gia nước ngoài, nghiên cứu thiết kế hệ thống nước làm mát nhà máy nhiệt điện đốt than 600MW” - ông Đỗ Minh Trí khẳng định.

Chế tạo bơm nước làm mát chính tại nhà máy

Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, đề tài đã cơ bản đáp ứng nội dung theo đơn đặt hàng, hoàn thành đầy đủ về số lượng, khối lượng, chủng loại sản phẩm; chất lượng sản phẩm đạt được yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký. Đặc biệt, đề tài đã đạt được mục tiêu tổng quát thực hiện lộ trình nội địa hóa sản phẩm cơ khí trong nước theo định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Chính phủ đề ra, với tỷ lệ nội địa hóa của đề tài gồm: Phần thiết kế: 51,9%; chế tạo thiết bị: 80%; lắp đặt, chạy thử, bảo hành: 100%.

Sản phẩm “Hệ thống nước làm mát” của đề tài đã trải qua thực tế kiểm nghiệm, được kiểm tra, nghiệm thu đánh giá đạt hiệu quả cao trong sản xuất chung của Nhà máy điện Sông Hậu 1.  Đặc biệt, các bước trong tính toán, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống nước làm mát dự án này hoàn toàn có thể được áp dụng cho các dự án tương tự có công suất 600MW.

Với việc thực hiện thành công đề tài nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước nói chung, LILAMA 18 nói riêng đã làm chủ được thiết kế công nghệ hệ thống nước làm mát, thiết kế chế tạo và thiết kế công nghệ chế tạo thiết bị chính, quan trọng của hệ thống; làm chủ được thiết kế tích hợp hệ thống thiết bị nước làm mát về cơ khí, kết cấu xây dựng, điện, đo lường và điều khiển; làm chủ được công nghệ thi công công trình xây dựng dạng đặc biệt, thi công lắp đặt, thử nghiệm kiểm tra, chạy thử, vận hành. Đặc biệt, đã đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề trong lĩnh vực chế tạo sản phẩm cơ khí, thi công công trình xây dựng dạng đặc biệt.

Đề tài thành công đã tạo động lực mạnh mẽ trong phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy các nhà khoa học và các nhà quản lý cùng nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào sản xuất; tạo công ăn, việc làm cho lao động tại thị trường Việt Nam. Nhóm nghiên cứu kiến nghị, đề tài cần được chuyển giao, ứng dụng cho các dự án khác tại Việt Nam.

Ngân Giang

Có thể bạn quan tâm

Techfest Việt Nam 2024 quy tụ gần 400 gian hàng

Gần 400 gian hàng trong nước và quốc tế đã quy tụ về Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2024 (Techfest Việt Nam 2024), giới thiệu công nghệ, sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, vi mạch điện tử, fintech, môi trường, công nghệ sinh học, thương mại điện tử, nông nghiệp, thực phẩm…

Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

Sáng 24/10/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ”.

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 giới thiệu hàng trăm công nghệ mới

Với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”, sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 đã giới thiệu hàng trăm công nghệ mới, tạo cơ hội để tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp.

24 doanh nghiệp được vinh danh tại TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam

Chiều ngày 27/9/2024, tại hội trường tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), Hội thảo khoa học và Chương trình TOP Công nghiệp4.0 Việt Nam lần thứ ba đã diễn ra thành công. Sự kiện đã vinh danh 24 doanh nghiệp và 6 tỉnh, thành phố có nhiều sáng kiến, giải pháp, công nghệ hữu ích áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Trung Quốc đạt bước tiến đáng kể trong nỗ lực tự chủ công nghệ bán dẫn

Trung Quốc đang quảng bá hai máy quang khắc tự sản xuất, được xem là "đạt bước tiến đáng kể" trong nỗ lực tự chủ công nghệ bán dẫn.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top