Khoa học Công nghệ

Phát triển công nghiệp công nghệ cao - Triển khai đăng ký đề xuất dự án năm 2016

20/04/2015 00:04
1006 Lượt xem
Dự án tham gia chương trình nhằm thực hiện các nhiệm vụ: ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp; nâng cao hiệu quả và phát triển một số dịch vụ ứng dụng công nghệ cao; phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Trong đó, phạm vi các ngành công nghiệp ưu tiên lựa chọn được nêu tại Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu đến năm 2020 hình thành và phát triển 500 doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao         

Mục tiêu quyết định đến năm 2020: Ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra các dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao. Nâng cao năng lực, hiệu quả, đổi mới công nghệ và đẩy mạnh sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đáp ứng khoảng 45% nhu cầu sản phẩm công nghệ cao thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước, đồng thời đạt giá trị xuất khẩu khoảng 25% giá trị sản lượng. Đến năm 2020 sẽ hình thành, phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Phát triển mạnh sản xuất sản phẩm công nghiệp, hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao, phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước trong các sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 50% về giá trị.       

Các dự án, đề án, nhiệm vụ khác thuộc phạm vi của chương trình được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật công nghệ cao và các quy định tại Quyết định số 2457/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Các dự án sản xuất thử nghiệm, sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc phạm vi chương trình được ưu tiên xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư theo quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện các chương trình đó. Các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp thụộc phạm vi của chương trình được xem xét hỗ trợ kinh phí từ các quỹ khoa học và công nghệ đối với các chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài.         

Bộ Công Thương là đơn vị được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện chương trình; hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện. Phối hợp thực hiện với các chương trình thành phần khác thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.         

Thông báo nêu rõ, dự án công nghệ cao đề xuất phải bao gồm ít nhất một trong các nội dung như: Làm chủ, thích nghi công nghệ cao; triển khai thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; đầu tư sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; phát triển một số dịch vụ ứng dụng công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ cao; phát triển doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Trong đó, công nghệ cao là công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hà (nguồn: theo Hồng Dương, http://baocongthuong.com.vn)

Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Techfest Việt Nam 2024 quy tụ gần 400 gian hàng

Gần 400 gian hàng trong nước và quốc tế đã quy tụ về Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2024 (Techfest Việt Nam 2024), giới thiệu công nghệ, sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, vi mạch điện tử, fintech, môi trường, công nghệ sinh học, thương mại điện tử, nông nghiệp, thực phẩm…

Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

Sáng 24/10/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ”.

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 giới thiệu hàng trăm công nghệ mới

Với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”, sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 đã giới thiệu hàng trăm công nghệ mới, tạo cơ hội để tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp.

24 doanh nghiệp được vinh danh tại TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam

Chiều ngày 27/9/2024, tại hội trường tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), Hội thảo khoa học và Chương trình TOP Công nghiệp4.0 Việt Nam lần thứ ba đã diễn ra thành công. Sự kiện đã vinh danh 24 doanh nghiệp và 6 tỉnh, thành phố có nhiều sáng kiến, giải pháp, công nghệ hữu ích áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Trung Quốc đạt bước tiến đáng kể trong nỗ lực tự chủ công nghệ bán dẫn

Trung Quốc đang quảng bá hai máy quang khắc tự sản xuất, được xem là "đạt bước tiến đáng kể" trong nỗ lực tự chủ công nghệ bán dẫn.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF