Công nghiệp hỗ trợ

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghệ mới nổi

29/08/2024 00:08
652 Lượt xem
TCCKVN Chiều 28/8, Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ (SFS) năm 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị 272 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Hội nghị sẽ kết nối trực tiếp và trực tuyến cho 130 đại diện doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với hơn 300 cuộc kết nối 1-1.

Hội nghị do Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cùng Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh và Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Với chủ đề “Sự sẵn sàng của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng các ngành công nghệ mới nổi”, Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm nay nhằm mục đích tạo các cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã sẵn sàng trong các năm qua về năng lực cung ứng, nỗ lực đầu tư cải tiến nhà máy, để tiếp cận các nhu cầu hợp tác sản xuất chế tạo và nội địa hóa của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn của Việt Nam.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Tham dự và phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan nhấn mạnh, những năm gần đây, TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố liên kết cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia, để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản trị sản xuất và từng bước hiện đại hóa sản xuất trong nước tiến tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ đã tổ chức nhiều hoạt động, trong đó có hội thảo về xu hướng thị trường các ngành công nghệ mới nổi như công nghiệp vi mạch bán dẫn; thị trường các ngành công nghiệp có giá trị cao như ngành hàng không vũ trụ, ngành công nghiệp y tế; kết nối cung cầu trực tiếp với các chuỗi cung ứng từ các đối tác Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...; các ngành công nghiệp thế mạnh của Việt Nam như công nghiệp ô tô, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện - điện tử - điện gia dụng.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan tham quan một gian hàng tại hội nghị kết nối.

Hội nghị năm 2023 là lần thứ 6 được tổ chức liên tiếp từ năm 2018, qua 6 lần tổ chức, Ban tổ chức đã được sự ủng hộ các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu chuỗi lớn (116 lượt tham gia) tham gia kết nối hơn 1.800 cuộc tiếp xúc trực tiếp với các nhà máy sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhỏ và vừa (370 lượt tham gia) có sản phẩm cung ứng phù hợp nhu cầu trong các kỳ hội nghị. Qua đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ qua các kỳ tham dự đã tự tin tiếp cận, giới thiệu năng lực và tham gia vào chuỗi cung ứng, như Công ty Nhật Minh Echigo, Duy Khanh, cơ khí Việt Nhật…

Trong khi đó, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu chuỗi lớn cũng có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu nỗ lực của các nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong nước. Từ đó, thúc đẩy tiến trình nội địa hóa của các tập đoàn, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng chịu nhiều tác động bởi xu hướng thay đổi toàn cầu.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia tìm kiếm cơ hội hợp tác tại hội nghị. 

Theo Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan, nỗ lực nội địa hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn Samsung, Techtronic Industries… các nhà máy sản xuất công nghiệp đầu chuỗi lớn như THACO, Điện Quang... ngày càng cao sau khi tham gia kết nối.

Hội nghị lần thứ bảy được duy trì tổ chức thường niên là một trong chuỗi hoạt động tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ đã nỗ lực phát triển cùng thành phố. Hội nghị tập trung thông tin về xu hướng thị trường các ngành công nghệ mới nổi như công nghiệp vi mạch bán dẫn, công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp y tế.

Những doanh nghiệp được kết nối cung cầu trực tiếp với chuỗi cung ứng từ đối tác Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… và các ngành công nghiệp thế mạnh của Việt Nam gồm công nghiệp ô tô, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện điện tử điện gia dụng.

Hội nghị thu hút sự tham gia của 22 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn của Việt Nam. Trong đó có các doanh nghiệp trong những lĩnh vực công nghiệp điện tử, điện gia dụng, ô tô, cơ khí chế tạo, hàng không và y tế.

Hội nghị sẽ kết nối trực tiếp và trực tuyến cho 130 đại diện doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với hơn 300 cuộc kết nối 1-1 đã được sắp xếp theo nhu cầu của hai bên.

Thành Trung

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội khẩn trương bắt nhịp sản xuất

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Cổ truyền Tết Ất Tỵ, từ sáng ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), tất cả các doanh nghiệp hội viên của HANSIBA đã “ra quân” thực hiện hoạt động tổ chức sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đề ra và kỳ vọng tăng trưởng hơn nữa trong năm mới.

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top