Công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ lần thứ 23: Nền tảng thúc đẩy ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

03/08/2024 00:08
529 Lượt xem
TCCKVN Triển lãm tập trung vào việc trình diễn những máy móc công cụ, sáng chế và công nghệ tiên tiến nhất cho ngành công nghiệp hỗ trợ và gia công kim loại, đồng thời thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác.

Ngày 2/8, tại TP. Hồ Chí Minh, RX Tradex Việt Nam – đơn vị tổ chức “METALEX Vietnam 2024” ký kết hợp tác cùng Tổ chức Xúc Tiến Thương Mại Nhật Bản, TP. Hồ Chí Minh (JETRO), Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh (CSID) để tổ chức “Supporting Industry Show 2024 – Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ 2024” lần thứ 23 tại Việt Nam và lần thứ 12 tại TP. Hồ Chí Minh, đồng địa điểm với triển lãm quốc tế “METALEX Vietnam 2024”.
Chuỗi triển lãm sẽ được tổ chức từ ngày 2-4/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh, tập trung vào việc trình diễn những máy móc công cụ, sáng chế và công nghệ tiên tiến nhất cho ngành công nghiệp hỗ trợ và gia công kim loại, đồng thời thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác.

Ông Vũ Trọng Tài - Tổng Giám Đốc RX Tradex Vietnam.

Tại lễ ký kết, ông Vũ Trọng Tài, Tổng Giám đốc RX Tradex Việt Nam đã trích dẫn một số tín hiệu khả quan về nền kinh tế Việt Nam, cho thấy những chuyển biến tích cực về môi trường đầu tư: “Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các chính sách đổi mới sáng tạo để thúc đẩy sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. UN dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam đạt 6,0%, tăng từ 4,7% so với năm 2023. WB xếp Việt Nam ở vị trí 68 trên Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EBDI). Với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam cung cấp chuỗi giá trị cao cho các nhà công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp (IP) 7 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tăng trưởng 9,5%, với điện tử là ngành then chốt. Việt Nam đang nổi lên như điểm sáng trong các lĩnh vực đầu tư mới như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, và công nghiệp công nghệ cao. Do đó, triển lãm Metalex Vietnam 2024 của chúng tôi sẽ tiếp tục sứ mệnh là nền tảng cung ứng toàn cầu với sự tham gia của 350 thương hiệu đến từ 20 quốc gia, cùng với Khu gian hàng Nhật Bản và các khu gian hàng quốc gia khác với mục tiêu cung cấp cho khách hàng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất ngày càng cao. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng sự kiện này sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành, đồng thời là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, thắt chặt mối quan hệ hợp tác song phương".

Ông Matsumoto Nobuyuki - Trưởng đại diện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, Văn phòng TP Hồ Chí Minh (JETRO).

Ông Matsumoto Nobuyuki - Trưởng đại diện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, Văn phòng TP. Hồ Chí Minh (JETRO) cũng đã có một số chia sẻ về triển vọng đầu tư và hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản: “Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản. Theo khảo sát, có 56,7% những doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có phương châm mở rộng kinh doanh trong 1 – 2 năm tới, trong đó ngành sản xuất công nghiệp chiếm 47,1%. Tính đến tháng 6/2024, vốn đầu tư của Nhật Bản là 1,225 triệu USD, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ, trở thành quốc gia đứng thứ 3 về giá trị đầu tư tại Việt Nam (đứng thứ 2 nếu tính cả vốn góp mua cổ phần). Tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam năm 2023 được mở rộng là 41,9%, tăng 4,6 điểm so với năm 2022 với tốc độ tăng trưởng 10 năm đứng thứ hai sau Ấn Độ. Tỷ lệ thu mua từ các doanh nghiệp địa phương Việt Nam tăng trưởng dần qua các năm đạt 17,2% (tăng 2,2 điểm so với cùng kỳ). Về triển vọng nội địa hóa trong tương lai, 43,2% doanh nghiệp Nhật Bản phản hồi sẽ “mở rộng” tại Việt Nam, cao hơn nhiều so với mức trung bình 28,8% của ASEAN”. Triển lãm năm nay chúng tôi sẽ phát miễn phí quyển “The Potential Vietnamese Companies in Southern Vietnam” và quyển “Japanese & Foreign Supplier in Southern Vietnam” liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ, sẽ rất hữu ích cho việc thu thập thông tin liên quan đến ngành này. Đồng thời, chúng tôi sẽ không giới hạn đàm phán thương mại giữa các doanh nghiệp trưng bày gian hàng tại triển lãm mà mở rộng đàm phán với tất cả doanh nghiệp đến tham quan triển lãm bao gồm doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản và các doanh nghiệp nước ngoài khác”.

Bà Cao Thị Phi Vân - Phó Giám đốc Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư ITPC.

Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư (ITPC) là tổ chức thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố TP. Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế. ITPC đã và đang thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường và phát triển kinh doanh bền vững.

Bà Lê Nguyễn Duy Oanh - Phó Giám Đốc, Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh (CSID).

Trung Tâm Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ TP. Hồ Chí Minh (CSID) là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước về công nghiệp, công nghiệp hỗ, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Đại diện lãnh đạo các đơn vị ký kết hợp tác tại chương trình. 

Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024 dựa trên “Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam" được thiết lập năm 2003 theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Nhật Bản và Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam và “Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản " liên quan đến hợp tác ngành công nghiệp hỗ trợ. Sự kiện này không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và Nhật Bản gặp gỡ, trao đổi hợp tác mà còn đóng vai trò là cầu nối giúp nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trên thị trường toàn cầu nói chung và Nhật Bản nói riêng.

Nguyễn Nam

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội khẩn trương bắt nhịp sản xuất

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Cổ truyền Tết Ất Tỵ, từ sáng ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), tất cả các doanh nghiệp hội viên của HANSIBA đã “ra quân” thực hiện hoạt động tổ chức sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đề ra và kỳ vọng tăng trưởng hơn nữa trong năm mới.

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top