Công nghiệp hỗ trợ

Xây dựng đội ngũ nhân lực vi mạch bán dẫn chất lượng cao, chuyên môn sâu

06/05/2024 00:05
6657 Lượt xem
TCCKVN Việc nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn sâu về vi mạch bán dẫn là mấu chốt, là cơ hội, cũng là thách thức lớn nhất để Việt Nam phát huy tốt tiềm năng, lợi thế.

Ngày 4/5, tại Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) diễn ra hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Tại hội thảo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, ngành công nghiệp bán dẫn có tính toàn cầu, với tính đặc thù là sự phức tạp của sản phẩm, đòi hỏi sự đầu tư lớn về sản xuất và yêu cầu cao về trình độ lao động, đi trước tiềm năng, xử lý năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Hoàng Minh Sơn dự hội thảo.

Việt Nam hiện có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển, đang đứng trước thời cơ to lớn để trở thành một điểm đến chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Việt Nam đang chạy đua với thời gian và đã có những bước đi cụ thể, bài bản, mang tính nền tảng nhằm tạo tiền đề, môi trường thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp quan trọng này.

Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đang tập trung xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và đề án đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là bài toán mấu chốt, là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn để Việt Nam phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, tham gia vào chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn.

Phó Thủ tướng cho rằng, muốn đào tạo hàng chục ngàn lao động chất lượng cao trong ngành công nghiệp bán dẫn, trước hết phải ưu tiên đào tạo, thu hút đội ngũ giáo viên, giảng viên chất lượng cao, có kinh nghiệm chuyên sâu trong ngành để nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong đó, nên cung cấp các khóa đào tạo và chương trình huấn luyện chuyên sâu, tạo điều kiện, môi trường để đội ngũ tiếp tục nghiên cứu và cập nhật kiến thức mới nhất.

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, do tính chất đặc thù, việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn nói chung, nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn nói riêng, không thể đạt được hiệu quả cao nếu thực hiện một cách độc lập, đơn lẻ. Theo đó, việc tạo dựng mối liên kết chặt chẽ, tương hỗ giữa 3 “nhà” là: các cơ quan nhà nước - viện, trường đại học - doanh nghiệp trong ngành là nhu cầu thiết yếu. Qua đó, nhằm thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất.

“Việc nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn sâu về vi mạch bán dẫn là mấu chốt, là cơ hội, cũng là thách thức lớn nhất để Việt Nam phát huy tốt tiềm năng, lợi thế. Mỗi công đoạn của ngành vi mạch bán dẫn cần dự báo, đánh giá nhu cầu nhân lực của thị trường trong nước, thế giới, cũng như xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp điện tử” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng mong muốn các nhà quản lý, các tổ chức ngoại giao, đơn vị đào tạo, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế trao đổi, thảo luận, đóng góp, đề xuất của về xu thế, cơ hội, giải pháp để Việt Nam có thể giải được "bài toán" nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn sâu về vi mạch bán dẫn.

Từ mô hình của Trường Đại học Phennika, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi về cách làm để trong một thời gian ngắn, nguồn lực hạn chế có thể đầu tư các trung tâm khoa học công nghệ, những bộ công cụ dùng chung cho các trường đại học, doanh nghiệp, những chuyên gia, nhà khoa học ở mọi công đoạn của ngành công nghiệp bán dẫn. Đồng thời mong muốn lắng nghe kiến nghị, đề xuất, hoặc các ý tưởng về các "gói" cơ chế, chính sách đột phá, trước mắt là thu hút nhân tài ngành công nghiệp bán dẫn bằng chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, sự ghi nhận tôn vinh xứng đáng,…

Ngân Giang

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội khẩn trương bắt nhịp sản xuất

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Cổ truyền Tết Ất Tỵ, từ sáng ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), tất cả các doanh nghiệp hội viên của HANSIBA đã “ra quân” thực hiện hoạt động tổ chức sản xuất đầu năm với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đề ra và kỳ vọng tăng trưởng hơn nữa trong năm mới.

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF