Chính sách

Bộ Tài chính: Giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước hiện nay là chưa phù hợp

03/04/2023 00:04
2624 Lượt xem
TCCKVN Bộ Tài chính cho rằng hiện nay, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, do đó việc tiếp tục thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là chưa phù hợp. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách này còn tiềm ẩn nguy cơ Việt Nam vi phạm cam kết quốc tế đã ký.

Tại văn bản trả lời kiến nghị đề xuất giảm lệ phí trước bạ (LPTB) với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước của các hiệp hội, địa phương, Bộ Tài chính cho biết, từ tháng 12/2019, dịch Covid-19 bùng phát và nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. Để góp phần hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phục hồi sản xuất, kinh doanh trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã 2 lần xây dựng, trình Chính phủ ban hành các Nghị định giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Cụ thể, Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020 để có hiệu lực từ ngày 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020; Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 có hiệu lực từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.

Từ ngày 01/6/2022, mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng mức thu LPTB đối với ô tô cùng loại.

 

Bộ Tài chính cho rằng việc giảm LPTB ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thời điểm này là chưa phù hợp

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian qua về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra, có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, phân phối ô tô nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung…

Tuy nhiên, chính sách này lại được đánh giá là có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia WTO và ký kết nhiều FTA song phương và đa phương, trong đó đã cam kết thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại và đầu tư. Theo đó, chính sách thuế, phí, lệ phí tại các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng thống nhất giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.

Nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì các nước thành viên WTO có thể nhìn nhận việc giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước như một khoản trợ cấp của Chính phủ và Việt Nam có thể nhận được các yêu cầu giải thích từ một số quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tại Việt Nam.

Vì vậy, trường hợp cần thực hiện giảm mức thu LPTB đối với ô tô thì phải áp dụng chung cho cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm thu ngân sách nhà nước từ LPTB, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của các địa phương, nhất là trong điều kiện đây là khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% số thu theo Luật Ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, khi trình Chính phủ ban hành chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ nếu áp dụng chính sách này thì chỉ coi đây là giải pháp hỗ trợ ngắn hạn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Hiện nay, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, do đó việc tiếp tục thực hiện giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước ở thời điểm hiện nay là chưa phù hợp.

Văn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước

Ngày 2/4, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2025/NĐ-CP gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Tập trung vào các đổi mới mang tính đột phá

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 8 Chương và 73 Điều. Nội dung cơ bản tập trung vào 5 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá để tạo hành lang pháp lý cho phát triển đường sắt.

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm thép HRC Trung Quốc

Thép cán nóng (HRC - thép tấm dạng cuộn và được sản xuất với phương pháp cán nóng) nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức 19,38-27,83% từ 8/3.

Việt Nam lên tiếng về mức thuế 25% với nhôm, thép vào Mỹ

Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong thương mại, khi nước này sắp áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF