Chính sách

Đề xuất lùi việc bỏ quy định về độ rời rạc của linh kiện ôtô nhập khẩu

19/09/2022 00:09
2471 Lượt xem
TCCKVN Lo có khoảng trống trong quá trình áp dụng tính thuế với ngành ô tô, Bộ Tài chính đã đề nghị lùi việc bỏ quy định về mức độ rời rạc của bộ linh kiện ôtô nhập khẩu đến sau ngày Nghị định mới của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Ngày 12/8, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 11 bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô từ 1/10/2022. Cụ thể, Thông tư 11/2022/TT-BKHCN đã bãi bỏ toàn bộ 3 văn bản quy phạm pháp luật gồm: Thứ nhất là Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô; Thứ hai là Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và văn bản thứ ba là Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.

Có thể nói, đây là một bước ngoặt lớn về đổi mới tư duy trong xây dựng chính sách ngành công nghiệp ô tô trong thời gian tới. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Tài chính đề nghị lùi thời hạn có hiệu lực toàn bộ, hoặc lùi có thời hạn việc bỏ quy định về mức độ rời rạc của bộ linh kiện ôtô nhập khẩu tại Thông tư 11 tới sau khi nghị định mới của Chính phủ về biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực thi hành, hiện đang được Bộ xây dựng để trình Chính phủ trong tháng 10.

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết phải có quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô để làm căn cứ cho việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với bộ linh kiện ô tô đồng bộ hoặc không đồng bộ nhập khẩu và thực hiện Chương trình ưu đãi thuế đối với linh kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước theo các Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Việc bãi bỏ quy định về mức độ rời rạc sẽ phát sinh vướng mắc, tạo khoảng trống pháp lý trong quá trình thực hiện phân loại bộ linh kiện CKD và Chương trình ưu đãi thuế. Việc này có thể dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu bộ linh kiện ôtô đồng bộ, có mức độ rời rạc thấp; đồng thời không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền, thiết bị để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong nước.

Lắp ráp ôtô tại Nhà máy sản xuất Hyundai Thành Công. 

Còn theo các chuyên gia trong ngành thì, việc lùi thời hạn bỏ các quy định về mức độ rời rạc linh kiện ôtô nhập khẩu sẽ khiến doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước thêm khó khăn, giảm cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Bởi cách tính tỷ lệ nội địa hoá ôtô được các nước ASEAN và thế giới áp dụng là dựa theo tỷ lệ phần trăm giá trị sản xuất trong nước, chứ không tính theo cụm chi tiết được sản xuất nội địa. Vì thế, nếu hàm lượng sản xuất tại Việt Nam vẫn soi chiếu theo quy định danh điểm và mức độ rời rạc, thay vì theo hàm lượng giá trị như thế giới, sẽ khiến doanh nghiệp gặp bất lợi khi xuất khẩu.

Mặc dù hiện nay ngành ô tô Việt Nam đang nhập khẩu về là chính, nhưng sắp tới cũng sẽ có nhiều linh phụ kiện ô tô xuất khẩu. Khi đó doanh nghiệp Việt Nam cũng phải xác định hàm lượng sản xuất tại Việt Nam thì mới được hưởng ưu đãi thuế ở các thị trường đến.

Nếu Việt Nam vẫn giữ những quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn của ngành ô tô thế giới thì sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô trên thế giới đang trong quá trình chuyển giao từ động cơ xăng, dầu sang chạy bằng điện. Các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị, dây chuyền, công nghệ để chuyển mình theo sự thay đổi đó.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Tập trung vào các đổi mới mang tính đột phá

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 8 Chương và 73 Điều. Nội dung cơ bản tập trung vào 5 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá để tạo hành lang pháp lý cho phát triển đường sắt.

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm thép HRC Trung Quốc

Thép cán nóng (HRC - thép tấm dạng cuộn và được sản xuất với phương pháp cán nóng) nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức 19,38-27,83% từ 8/3.

Việt Nam lên tiếng về mức thuế 25% với nhôm, thép vào Mỹ

Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong thương mại, khi nước này sắp áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu.

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025.

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top