Chính sách

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tạo động lực mới cho doanh nghiệp

26/07/2022 00:07
1005 Lượt xem
TCCKVN Trải qua thực tiễn hơn 15 năm thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng thực tiễn khách quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm thi hành các cam kết về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập, hợp tác quốc tế sâu rộng về thương mại tự do theo các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP dẫn đến việc thực thi các hiệp định này cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các thị trường nước ngoài.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/01/2007 đã tạo chuyển biến tích cực đối với hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng với quy định của Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.

Tuy nhiên, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện nay chưa thể hiện tính chủ động, tích cực của Việt Nam tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế; chưa xác định rõ vị trí pháp lý của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia về việc thống nhất điều phối, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo cam kết hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Luật cũng chưa quy định về Hạ tầng chất lượng quốc gia - vấn đề được xác định là nền tảng cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế thông qua thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá. Đặc biệt là Luật chưa đáp ứng hoàn toàn với yêu cầu FTA thế hệ mới; chưa quy định rõ vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài; hoạt động tiêu chuẩn chưa phát huy được tính dẫn dắt, chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Với xu thế tăng cường hội nhập kinh tế quốc, tăng cường xuất khẩu hàng hóa, nhu cầu khai thác, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài tăng cao dẫn đến các hành vi xâm phạm, vi phạm bản quyền tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ngày càng diễn biến phức tạp.

Đảng, Chính phủ luôn khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; nhu cầu đổi mới sáng tạo và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; yêu cầu đổi mới mô hình quản lý khoa học công nghệ, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia...

Hiện Việt Nam đã tham gia nhiều cam kết quốc tế, do đó nhu cầu bức thiết là phải thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết này, đặc biệt là các FTA thế hệ mới để tạo khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng, và đánh giá sự phù hợp của Việt Nam

Việt Nam cần xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia là nền tảng mang tính chủ đạo, định hướng phát triển lĩnh vực tiêu chuẩn, đảm bảo hoạt động tiêu chuẩn thể hiện tầm nhìn, kế hoạch tổng thể rõ ràng, xuyên suốt, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, tuân thủ cam kết hội nhập quốc tế, phù hợp xu thế phát triển tiêu chuẩn quốc tế và các nước tiên tiến trong khu vực.

Quan trọng nhất là việc sửa luật phải đáp ứng được hai yêu cầu, đó là làm sao vừa tăng cường khả năng quản lý nhà nước nhưng phải vừa tạo động lực mới cho doanh nghiệp dùng sức mạnh của tiêu chuẩn đo lường chất lượng để biến thành năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Ngân Giang

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Tập trung vào các đổi mới mang tính đột phá

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 8 Chương và 73 Điều. Nội dung cơ bản tập trung vào 5 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá để tạo hành lang pháp lý cho phát triển đường sắt.

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm thép HRC Trung Quốc

Thép cán nóng (HRC - thép tấm dạng cuộn và được sản xuất với phương pháp cán nóng) nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức 19,38-27,83% từ 8/3.

Việt Nam lên tiếng về mức thuế 25% với nhôm, thép vào Mỹ

Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong thương mại, khi nước này sắp áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu.

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025.

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top