Công nghiệp hỗ trợ

Sunday 08/12/2024 00:12

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo tác động, lan toả mạnh mẽ

03/12/2024 00:12
3052 Lượt xem
Thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ đóng góp phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, giúp cho Việt Nam tăng trưởng xuất siêu từ 2 tỷ USD năm 2017 đến hơn 28 tỷ USD trong năm nay.

Sáng ngày 02/12, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp khai mạc và công bố kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2025.

Phát biểu tại buổi họp, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cho biết, việc triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trong những năm qua đã đem lại nhiều kết quả khả quan và tạo tác động, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và các thành phần kinh tế - xã hội.

Các hoạt động của Chương trình ngày càng phong phú, đa dạng, đi vào chiều sâu, có tính ứng dụng cao và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Sau khi tham gia các hoạt động hỗ trợ của Chương trình, doanh nghiệp đã thực sự có sự thay đổi, chuyển mình theo chiều hướng tích cực, doanh nghiệp có khả năng tăng năng suất và hiệu suất sản xuất đồng thời cắt giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm khách hàng, đối tác tiềm năng mới.

Thứ trưởng nhấn mạnh, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, công nghiệp hỗ trợ được Quốc hội ghi nhận là một lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững, tăng cường nội lực sản xuất trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ đóng góp phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, giúp cho Việt Nam tăng trưởng xuất siêu từ 2 tỷ USD năm 2017 đến hơn 28 tỷ USD trong năm nay.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài chủ trì phiên họp.

Báo cáo về tổng quan về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, kết quả thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn II (2021-2024), Cục trưởng Cục Công nghiệp Phạm Nguyên Hùng cho biết, Bộ Công Thương đã phê duyệt 216 đề án với tổng kinh phí giao thực hiện là 798.008 triệu đồng, trong đó kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 648.180 triệu đồng và nguồn vốn khác là 149.828 triệu đồng.

Các đề án thuộc Chương trình tập trung vào các hoạt động chính bao gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kết nối, trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu; Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ.

Qua 4 năm triển khai, Chương trình đã đạt được một số kết quả nổi bật, được nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo trên khắp cả nước quan tâm và tích cực tham gia; tạo ra được sân chơi giao lưu, học hỏi, kết nối giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong nước và nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia thông qua các diễn đàn, hội thảo, triển lãm quốc tế.

Ông Phạm Nguyên Hùng- Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu.

Công tác truyền thông, thông tin về công nghiệp hỗ trợ phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, truyền tải các thông điệp về vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, Chương trình đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Cụ thể, Chương trình hỗ trợ hơn 700 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia các Chương trình xúc tiến đầu tư, triển lãm trong và ngoài nước; hỗ trợ đào tạo hơn 750 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô, cơ khí chế tạo, điện tử, dệt may và da giày; tổ chức tư vấn cải tiến sản xuất cho gần 300 doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ điện - điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, dệt may, da giày; Hỗ trợ đào tạo khoảng 2.200 nhân lực ở các cấp bậc, trình độ, chuyên môn khác nhau như cấp lãnh đạo, quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên gia,…

Để triển khai công tác họp Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2025 kịp thời và hiệu quả, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định phối hợp với Cục Công nghiệp đánh giá khác quan, trung thực đối với nội dung từng đề án đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng và có phiếu đánh giá của từng đề án.

Văn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Trụ cột trong định hướng phát triển của Tổng công ty VEAM

Công nghiệp hỗ trợ là nguồn doanh thu ổn định của Tổng công ty VEAM, góp phần vào hình thành, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư

Với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước, Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và coi đây là giải pháp quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

HAMECO – Cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hành trình phát triển đó có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp CNHT vững mạnh, tiêu biểu. Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – Doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ trợ về cơ khí chế tạo hàng đầu Việt Nam là một trong những đơn vị như thế.

Khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ THT mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết

Trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, ốc vít và các linh kiện phụ trợ, việc sử dụng các khuôn mẫu và dụng cụ chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. THT là đơn vị cung cấp các khuôn mẫu và linh kiện phụ trợ được chế tạo với công nghệ hiện đại, mang đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết.

Cơ nhiệt Áp lực Hoà Phát: Khẳng định thương hiệu và vị thế trên thị trường

Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công cơ khí, Công ty TNHH MTV Cơ nhiệt Áp lực Hoà Phát tự hào là doanh nghiệp đầu tiên và hàng đầu về thiết kế, sản xuất, chế tạo nồi hơi các loại tại tỉnh Bắc Giang. Các dòng sản phẩm nồi hơi, thiết bị sấy các loại… của công ty đã khẳng định thương hiệu và vị thế trên thị trường, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top